“Cắt điện, cắt nước để cưỡng chế vi phạm hành chính là sai luật và không nhân văn”

Quốc hội tiếp tục tranh luận

Truyền thông Nhà nước Việt Nam tường thuật Quốc hội vào ngày 22/10 tranh luận vấn đề có nên áp dụng biện pháp cắt điện, cắt nước để cưỡng chế vi phạm hành chính hay không.

Theo ghi nhận Đại biểu Quốc hội có hai luồng ý kiến rõ rệt là ủng hộ và phản đối. Điển hình như quan điểm của ông Bùi Quốc Phòng, Đại biểu Quốc hội thuộc tỉnh Thái Bình, cho rằng cần phải bổ sung quy định cắt điện, cắt nước để đảm bảo trật tự, kỹ cương quản lý nhà nước. Ông Bùi Quốc Phòng nêu lên ví dụ về cá nhân hay tổ chức gây ô nhiễm môi trường và nếu như không cắt điện, cắt nước thì họ sẽ tiếp tục hành vi gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe, lợi ích của cộng đồng.

Khi có quyết định và thông báo cưỡng chế rồi thì chính quyền địa phương yêu cầu Công ty Điện lực và Công ty cấp nước tháp tùng đến cắt điện và cắt nước lúc họ tiến hành cưỡng chế. Tức là người dân còn hợp đồng và không vi phạm hợp đồng gì hết mà Công ty Điện lực và Công ty cấp nước của quận 2 tự động cắt điện, cắt nước của dân. Sau đó, hai công ty này đòi truy thu những tháng ngày người dân sử dụng mà họ chưa kịp thu thì người dân không đóng. Tại vì, họ vi phạm hợp đòng chứ người dân không vi phạm hợp đồng thì tại sao người dân phải đóng số tiền đó. Thí dụ như trường hợp của tôi thì họ xuống khu tạm cư và yêu cầu tôi phải đóng khoản tiền đó, nếu không thì họ cắt điện và nước tại khu tạm cư của tôi luôn
-Cư dân Thủ Thiêm

Đại biểu đến từ Long An, bà Phan Thị Mỹ Dung trưng dẫn tình trạng nhiều doanh nghiệp và cá nhân trong thời gian những năm qua xây dựng trái phép và dù chính quyền địa phương lập biên bản vi phạm và đình chỉ thi công nhưng vẫn không có tác dụng. Do đó, bà Phan Thị Mỹ Dung cho rằng nếu không có giải pháp hữu hiệu buộc phải dừng ngay hoạt động, hành vi vi phạm vẫn tiếp tục. Cho nên biệp pháp ngừng dịch vụ cung cấp điện, nước thì các hành vi vi phạm sẽ bị buộc phải dừng lại ngay.

Trong khi đó, đối với ý kiến phản đối thì Đại biểu Ma Thị Thúy, đại diện cử tri đoàn tỉnh Tuyên Quang nhấn mạnh việc cắt điện, nước là vi phạm quyền của con người và các nguyên tắc xử phạt. Việc cung cấp dịch vụ điện, nước thực hiện theo hợp đồng dân sự được ký kết giữa cá nhân, tổ chức với đơn vị cung cấp dịch vụ do luật khác điều chỉnh. Bà Ma Thị Thúy kết luận rằng biện pháp cắt điện, cắt nước cho thấy sự thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước và hiệu lực của các quy định pháp luật của nhà nước.

Vấn đề về đề xuất cắt điện, cắt nước để cưỡng chế vi phạm hành chính được Quốc hội Việt Nam tiếp tục tranh luận trong kỳ họp thứ 2. Trước đó, các Đại biểu Quốc hội cũng tỏ rõ hai ý kiến trái ngược nhau. Không ít Đại biểu Quốc hội qua các kỳ họp trong năm 2020 lên tiếng rằng biện pháp cắt điện, cắt nước để cưỡng chế vi phạm hành chính là “thể hiện sự bất lực” của chính quyền, chưa thuyết phục, trái với nguyên tắc tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm trong Luật Dân sự và không thể hiện tính nhân văn.

Quoc-Hoi
Đại biểu Bùi Quốc Phòng tại phiên họp Quốc hội ngày 22/10/2020.
Courtesy: quochoi.vn

Đề xuất bị sai luật và không có tính nhân văn

Luật sư Đặng Dũng, từ thành phố Hồ Chí Minh khẳng định với RFA rằng đề xuất này là trái với Luật Dân sự.

“Khi người dân ký hợp đồng với cơ quan cung cấp điện hay nước thì không có điều khoản cắt điện, cắt nước của khách hàng khi người ta bị nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế hành chính. Thành ra dùng biện pháp cắt điện và nước để như là một cách gây áp lực đối với người dân thì cho nghĩ rằng không đúng luật. Kêt luận của tôi là như vậy.”

Đài RFA ghi nhận qua trang fanpage của báo giới chính thống, ý kiến của nhiều độc giả cho rằng không thể áp dụng biện pháp cắt điện, cắt nước như thế là không đúng vì điện, nước là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống người dân và là quan hệ dân sự giữa nhà cung cấp với khách hàng.

Luật sư Đặng Dũng trình bày quan điểm của ông với RFA:

Đúng như nhiều ý kiến trong dư luận nói rằng biện pháp đó là hình thức không có tính nhân văn chút nào hết, và thứ hai nữa là nó vi phạm pháp luật. Thành ra, tôi tin rằng cũng sẽ có những Đại biểu Quốc hội thấy được tình hình như thế cho nên sẽ chưa có quyết định cuối cùng đâu; mặc dù phe muốn sử dụng biện pháp đó đã đưa ra để tiếp tục thảo luận. nếu như biện pháp đó được thực hiện thì sẽ có một loạt những biện pháp thay đổi những hợp đồng ký kết đối với các cơ quan cung cấp điện, nước và người dân cũng có thể kiện hành chính. Do đó, nhà nước áp dụng nhưng biện pháp thiếu nhân văn và vi phạm pháp luật như vậy thì chắc chắn họ phải cân nhắc kỹ lưỡng lắm. Bởi vì nếu không thì họ phải đối phó với rất nhiều vấn đề
-Luật sư Đặng Dũng

“Đúng như nhiều ý kiến trong dư luận nói rằng biện pháp đó là hình thức không có tính nhân văn chút nào hết, và thứ hai nữa là nó vi phạm pháp luật. Thành ra, tôi tin rằng cũng sẽ có những Đại biểu Quốc hội thấy được tình hình như thế cho nên sẽ chưa có quyết định cuối cùng đâu; mặc dù phe muốn sử dụng biện pháp đó đã đưa ra để tiếp tục thảo luận. nếu như biện pháp đó được thực hiện thì sẽ có một loạt những biện pháp thay đổi những hợp đồng ký kết đối với các cơ quan cung cấp điện, nước và người dân cũng có thể kiện hành chính. Do đó, nhà nước áp dụng nhưng biện pháp thiếu nhân văn và vi phạm pháp luật như vậy thì chắc chắn họ phải cân nhắc kỹ lưỡng lắm. Bởi vì nếu không thì họ phải đối phó với rất nhiều vấn đề.”

Trong khi các Đại biểu Quốc hội vẫn đang tranh luận về đề xuất cắt điện và nước để cưỡng chế vi phạm hành chính thì trong thực tiễn đời sống, biện pháp này được chính quyền địa phương áp dụng.

Ông Cao Thăng Ca, một cư dân Thủ Thiêm kể lại với RFA:

“Khi có quyết định và thông báo cưỡng chế rồi thì chính quyền địa phương yêu cầu Công ty Điện lực và Công ty cấp nước tháp tùng đến cắt điện và cắt nước lúc họ tiến hành cưỡng chế. Tức là người dân còn hợp đồng và không vi phạm hợp đồng gì hết mà Công ty Điện lực và Công ty cấp nước của quận 2 tự động cắt điện, cắt nước của dân. Sau đó, hai công ty này đòi truy thu những tháng ngày người dân sử dụng mà họ chưa kịp thu thì người dân không đóng. Tại vì, họ vi phạm hợp đòng chứ người dân không vi phạm hợp đồng thì tại sao người dân phải đóng số tiền đó. Thí dụ như trường hợp của tôi thì họ xuống khu tạm cư và yêu cầu tôi phải đóng khoản tiền đó, nếu không thì họ cắt điện và nước tại khu tạm cư của tôi luôn. Tôi bảo với họ rằng tôi thách họ cắt điện và nước tại khu tạm cư tôi sống và tôi sẽ thưa họ ra tòa. Thế thì họ im luôn và không nói gì tới nữa.”

Ông Cao Thăng Ca và những người dân Thủ Thiêm chia sẻ rằng nếu như đề xuất cắt điện, cắt nước được Quốc hội thông qua thì người dân Việt Nam càng khốn khó và khổ sở hơn, nhất là liên quan đến tranh chấp đất đai giữa chính quyền với dân chúng.

Còn giới luật sư, như luật sư Đặng Dũng quả quyết rằng biện pháp bị sai luật và không có tính nhân văn mà vẫn được thực thi thì trong tương lai giới luật sư trong nước sẽ phải giúp đỡ cho người dân về pháp lý liên quan biện pháp cưỡng chế mới này. Thế nhưng, quan trọng hơn hết là niềm tin của người dân đối với Nhà nước và Chính quyền Việt Nam càng bị lung lạc bởi một quy định như thế.

Related posts