Mỹ cảnh cáo Trung Quốc “uy hiếp” Philippines ở Biển Đông

Trung Quốc cần chấm dứt những hành động quấy rối “không thể chấp nhận được” đối với tàu thuyền của Philippines ở Biển Đông – một quan chức cấp cao của Mỹ phát biểu hôm thứ Tư (3/5/2023) đồng thời cam kết rằng Washington sẽ sát cánh bên đồng minh kiên trung của mình để chống lại bất cứ sự uy hiếp nào của Bắc Kinh trong khu vực đường biển tranh chấp giữa hai nước.

Phát biểu của ông Daniel Kritenbrink, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, được đưa ra chẳng bao lâu sau khi một cuộc va chạm giữa tàu của Philippines với tàu Trung Quốc suýt nữa xảy ra hồi cuối tháng Tư và vào thời điểm ông Ferdinand Marcos Jr.  đang thăm Mỹ. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một Tổng thống Philippines đến Washington trong vòng hơn một thập kỷ qua.

“Đây thực sự là một vấn đề rất quan trọng và chúng tôi quan ngoại sâu sắc trước việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp tục huy hiếp và quấy rối các tàu thuyền của Philippines khi các tàu thuyền này thực hiện các cuộc tuần tra thường lệ trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Philippines” – ông Kritenbrink nói với báo giới trong một cuộc họp báo trực tuyến từ Nhà Trắng.

“Các bạn [Trung Quốc] có những hành động thực sự không thể chấp nhận được. Chúng tôi sẽ sát cánh cùng với Philippines để đương đầu với những vi phạm và quấy rối đang tiếp diễn của Cảnh sát Biển Trung Quốc”.

Theo Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines, hai tàu hải cảnh Trung Quốc (CCG) đã chặn các tàu tuần tra của Philippines và “phô diễn những những chiến thuật hung hăng” gần khu vực Bãi Cỏ Mây (bãi cạn Second Thomas hay tên địa phương là Bãi cạn Ayungin) trong ngày 23/4/2023.

Vẫn theo lực lượng này, có lúc tàu hải cảnh CCG 5201 của Trung Quốc đã đến tiến gần, chỉ cách một tàu của Philippines 46 mét. Một tàu hải cảnh khác của Trung Quốc “kiên quyết bám theo tàu BRB Malabrigo” của Philippines ở khoảng cách 640 mét.

Trong khi đó, Bắc Kinh đã nói rằng tàu Philippines đã xâm nhập vào vùng biển gần Nhân Ái Tiêu, tên Trung Quốc dùng để gọi Bãi Cỏ Mây, và đã tiếp cận một tàu Trung Quốc một cách nguy hiểm.

Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam. Năm 2016, một tòa án quốc tế đã xử Philippines thắng trong vụ nước này kiện Trung Quốc sử dụng “đường chín đoạn” rộng khắp/tham lam để đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông – tuyến đường biển có tính chiến lược. Tuy nhiên Trung Quốc từ chối công nhận phán quyết này.

Photo 2.jpeg
Tàu BRP Malapascua của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines (tàu phía trước) đã phải đánh lái khi tàu hải cảnh Trung Quốc đi chéo qua lối đi của tàu này tại khu vực Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông ngày 23/4/2023. Ảnh: AFP

Ông Kritenbrink nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi những hành xử “mang tính khiêu khích” của Trung Quốc ở Biển Đông.

“Nhưng quan trọng nhất, chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh của các đồng minh Philippines và chúng tôi [hai lực lượng] sẽ tiếp tục cùng nhau hoạt động” – ông phát biểu.

Theo Hiệp ước Phòng thủ chung ký kết năm 1951 giữa Mỹ và Philippines, Mỹ cam kết bảo vệ Philippines trong trường hợp xảy ra bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào tàu thuyền hoặc máy bay quân sự hay công cộng của nước này.

Trong cuộc họp báo, ông Kritenbrink cũng đáp lại tuyên bố của các quan chức Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ đang kéo Philippines vào một cuộc xung đột tiềm tàng về vấn đề Đài Loan khi Manila cho phép Mỹ tiếp cận nhiều hơn các căn cứ quân sự địa phương theo Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng (EDCA) năm 2014.

“Những người bạn ở Bắc Kinh có thể đưa ra tuyên bố bằng cách nào đó bày tỏ quan ngại nhưng tôi nghĩ việc làm này là không đáng và cũng có phần khó hiểu” – ông nói và khẳng định: “Tôi tin tưởng rằng Mỹ và Philippines chia sẻ tầm nhìn về một khu vực hòa bình và ổn định”.

“Chúng tôi ủng hộ việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Eo biển Đài Loan. Chúng tôi phản đối những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bởi bất cứ bên nào và chúng tôi kiên quyết cho rằng những khác biệt của hai phía bên bờ eo biển này cần được giải quyết một cách hòa bình. Hòa bình và ổn định ở khu vực Eo biển Đài Loan là một vấn đề quốc tế quan tâm”.

Chuyến thăm Mỹ của ông Marcos báo hiệu mối quan hệ song phương đang được cải thiện sau một thời gian người tiền nhiệm của ông, Rodrigo Duterte, nỗ lực xây dựng một mối quan hệ nồng ấm hơn với Bắc Kinh.

Vào đầu tuần này, tại Washington D.C., ông Marcos và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thảo luận về một loạt vấn đề, trong đó có an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thương mại và đầu tư và hợp tác quốc phòng.

Hôm thứ Ba (ngày 2/5/2023), Mỹ tuyên bố ý định chuyển giao cho Philippines hai tàu tuần tra lớp đảo và hai tàu tuần tra lớp bảo vệ và ba chiếc máy bay C-130H để hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á này hiện đại hóa khả năng vận tải hàng hải và chiến thuật.

 

Related posts