Từ chèo xuồng đến nhặt rác, giới trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Một nhóm vài chục thanh niên tại Đà Nẵng vào một buổi sáng sớm đầu tháng 10 vừa qua, đã hẹn nhau ở một bãi biển để đi chèo xuồng kayak. Đây là sở thích chung của cả nhóm. Và đặc biệt hơn, ngoài đam mê chèo kayak, họ còn góp phần bảo vệ môi trường.

“Bộ môn chèo thuyền, nó không phải là mới trên thế giới, nhưng nó mới ở Việt Nam”.

Đó là phát biểu của anh Hoàng Song Tùng, sáng lập viên Công ty TNHH Hành Trình Sinh Thái Xanh (Green Eco Adventures), một doanh nghiệp xã hội được xây dựng trên nền tảng CLB Kayak Đà Nẵng.

“Trước đây hoạt động kayak thì mọi người cũng chỉ dùng để chơi thôi. Nhưng mà sau này khi em quản lý đội và muốn kết hợp về môi trường, em thấy đối với môn thể thao như kayak nói riêng, thì rất cần môi trường nước. Để phát triển được bộ môn này thì nguồn nước phải được bảo tồn. Có hai vấn đề trực tiếp về vấn đề bảo tồn nguồn nước: nước thải và rác thải. Chính vì lẽ đó mà hoạt động kayak bọn em đổi nó một chút, không chỉ là chơi nữa mà bọn em xây dựng một số lớp về kỹ năng”.

Trước đây hoạt động kayak thì mọi người cũng chỉ dùng để chơi thôi. Nhưng mà sau này khi em quản lý đội và muốn kết hợp về môi trường, em thấy đối với môn thể thao như kayak nói riêng, thì rất cần môi trường nước. Để phát triển được bộ môn này thì nguồn nước phải được bảo tồn. Có hai vấn đề trực tiếp về vấn đề bảo tồn nguồn nước: nước thải và rác thải.  -Anh Hoàng Song Tùng

Anh Tùng nói, dạy kỹ năng chơi bộ môn kayak, như cách đưa tín hiệu di chuyển trên sông theo quy luật quốc tế, tín hiệu cấp cứu, thông tin liên lạc vv… cũng là cơ hội truyền đạt ý thức về môi trường.

“Khi dạy như vậy thì bọn em sẽ đưa mọi người ra bãi cát cũng là khu vực mà bọn em đang làm đây. Đợt trước chỉ đơn giản chia sẻ cho mọi người thấy, lâu nay mình đi chơi, mà các bạn thấy đó, ở bán đảo mình còn gặp vấn đề rác thải nhựa như thế này nữa.”

Từ đó đã nảy sinh ra Chương trình Giám sát rác thải nhựa Đại Dương. Đây là lần thứ nhì Hành Trình Sinh Thái Xanh tổ chức chiến dịch lấy mẫu rác thải nhựa tại các bãi cát ven Bán đảo Sơn Trà. Tuy nhiên, tuần này Đà Nẵng đang gặp mưa nên đội ngũ các thiện nguyện viên đã phải tạm ngưng sau khi phát động chiến dịch trong tuần qua, nhưng dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài trong một tháng.

“Hoạt động liên quan đến rác thải biển là một công cụ để mình đo đạc tích lũy rác theo năm. Trong đó Bán đảo Sơn Trà, khu vực ra của Sông Hàn, nó sẽ đại diện cho cả một vấn đề về quản lý rác thải nói chung.

Bọn em sẽ phân chia, đi theo hướng ‘đón sóng’. Mỗi năm ở Đà Nẵng có hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thí mực nước sẽ lên rất là cao. Nó sẽ đẩy rất nhiều rác biển lên trên bờ. Và đến mùa khô, qua mùa Xuân, mùa Hè bắt đầu nước rút sẽ để lại trên mặt cát nhiều rác thải biển. Khi mình lấy mẫu rác mình sẽ hiểu được tình hình chung ở trên đó nó có loại rác gì. Sau khi đi lấy mẫu thống kê, bọn em sẽ đi dọn sạch sẽ, kể cả rác lớn và rác nhựa micro. Và sau mùa mưa thì bọn em lấy mẫu lại để mình theo dõi xu hướng. Từ xu hướng đó mình sẽ đánh giá được vấn đề quảnrác thải biển đang đi theo chiều hướng nào, tích cực hay tiêu cực”.

Qua đợt 1 khảo sát rác thải nhựa vào tháng 2, trong 10m2 khu vực vùng biển cận duyên cạn tại một bãi biển trên Bán đảo Sơn Trà, các bạn trẻ đã có dữ liệu số lượng của các loại rác đã thu thập được, bao gồm 356 mảnh bao bì, 345 mảnh nhựa cứng, 130 mảnh xốp, 100 ống hút nhựa… và còn nhiều hơn nữa.

Đợt này chiến dịch sẽ quy mô hơn, các thiện nguyện viên đã khoanh vùng 3000m2, nhặt rác thải lớn trong khu vực 1200 m2, gắp 120% so với đợt 1.

“Ví dụ như rác thải từ Đại Dương đẩy vào đất liền hàng năm, bọn em đang cố gắng xây dựng bộ dữ liệu đó. Ý nghĩa của nó là, bọn em có thể sử dụng dữ liệu để xây những chương trình cho những giải pháp, ví dụ như là vấn để quản lý rác thải trong hoạt động du lịch, hoặc trong những hoạt động mà bọn em đang triển khai, hoặc là có thể dùng để chia sẻ đến cộng đồng trong thành phố để người ta có thể thay đổi thói quen của họ. Đồng thời bọn em cũng sẽ chia sẻ cho các cơ sở liên quan, ví dụ như bên Sở Tài nguyên hoặc bên ban quản lý, nhờ vậy họ cũng có bức tranh tổng thể khi mà nhìn vào vấn đề, mình sẽ có cách phối hợp làm cho vấn đề quản lý rác thải tại TP Đà Nẵng tốt hơn”.

Kết quả khả thi và các anh chị trong doanh nghiệp cũng như các thiện nguyện viên mong ước góp sức cho một cộng đồng và một môi trường lành mạnh tốt đẹp.

Mong muốn vừa chèo thuyền, vừa nhặt rác với mục tiêu tạo ý thức trong người dân để Việt Nam có những dòng sông, những bãi biển đẹp, cũng là ước mơ của anh Vũ Ngọc Chiến ở TP HCM.

Tháng 3 năm ngoái, anh Chiến cùng khoảng 100 người trong nhóm của anh có tên “Chèo và Nhặt” cũng đã có kế hoạch chèo thuyền SUP (tức chèo ván đứng) trên các dòng kênh rạch tại Phường Thảo Điền, Quận 2, để vớt rác. Thế nhưng, theo báo chí trong nước, trong lúc thực hiện họ bị chính quyền địa phương ngăn cản vì chưa xin giấy phép.

Anh Vũ Ngọc Chiến chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do là lúc ấy các anh chị em trong nhóm của anh chưa có kinh nghiệm và chưa nắm rõ luật lệ nên lúc đó gặp khó khăn. Anh nhấn mạnh rằng sau đó bên chính quyền cũng đã hỗ trợ nhóm anh rất nhiều để làm đúng thủ tục xin giấy phép cho các lần sau. Tuy nhiên, anh nói, trong thời điểm này anh và các bạn vẫn tổ chức chương trình “chèo thuyền và nhặt rác” với quy mô nhỏ hơn để “để tránh tình trạng tụ tập đông người”.

Theo anh Hoàng Song Tùng, thì việc xin giấy phép không là một vấn đề đối với doanh nghiệp của anh.

“Về vấn đề xin phép, nó như thế này, nó liên quan đến luật giao thông đường biển nội địa. Nếu như mình nhặt rác trên sông, trên biển thì liên quan đến luật hàng hải, và cũng liên quan đến luật đường thủy nội địa luôn. Trong bộ môn này ở nước ngoài, người ta có sự liên kết rất lớn giữa các liên đoàn và phòng, ban chính quyền, người ta xây dựng bộ luật về cách di chuyển. Ngay cả nước ngoài cũng phải xin phép”.

Anh Tùng nói thêm, vì bộ môn chèo cũng còn mới đối với Việt Nam, nên những người đi đầu như anh phải ra nước ngoài học rồi mang kiến thức về giúp các phòng, ban chính quyền lập cơ chế, quy luật.

Còn về phía anh Vũ Ngọc Chiến của nhóm “Chèo và nhặt” ở TP HCM, anh nói anh vẫn thực hiện chương trình, với chỉ một hai người, mỗi tháng một lần. Hoạt động bảo tồn môi trường là một việc làm lâu dài viễn nên các anh chị yêu thích chèo và yêu môi trường cho rằng, việc làm nho nhỏ cũng có tác động và họ nói họ đã thấy điều đó ở những người trẻ xung quanh.

“Về thuyền, nó không phải là mới trên thế giới, nhưng nó mới ở Việt Nam”.

Đó là phát biểu của anh Hoàng Song Tùng, sáng lập viên Công ty TNHH Hành Trình Sinh Thái Xanh (Green Eco Adventures), một doanh nghiệp xã hội được xây dựng trên nền tảng CLB Kayak Đà Nẵng.

Trước đây hoạt động kayak thì mọi người cũng chỉ dùng để chơi thôi. Nhưng mà sau này khi em quản lý đội và muốn kết hợp về môi trường, em thấy đối với môn thể thao như kayak, thì rất cần môi trường nước. Để phát triển được bộ môn này thì nguồn nước phải được bảo tồn. Có hai vấn đề trực tiếp: nước thải và rác thải. Chính vì lẽ đó mà hoạt động kayak bọn em đổi nó một chút, không chỉ là chơi nữa mà bọn em xây dựng một số lớp về kỹ năng”.

Anh Tùng nói, dạy kỹ năng chơi bộ môn kayak, như cách đưa tín hiệu di chuyển trên sông theo luật quốc tế, tín hiệu cấp cứu, thông tin liên lạc vv… cũng là cơ hội truyền đạt ý thức về môi trường.

“Khi dạy như vậy thì bọn em sẽ đưa mọi người ra bãi cát mà cũng là khu vực bọn em đang làm đây. Đợt trước chỉ đơn giản chia sẻ, lâu nay mình đi chơi, mà các bạn thấy đó, ở bán đảo mình còn gặp vấn đề rác thải nhựa như thế này nữa.”

Từ đó đã nảy sinh ra Chương trình Giám sát rác thải nhựa Đại Dương. Đây là lần thứ nhì Hành Trình Sinh Thái Xanh tổ chức chiến dịch lấy mẫu rác thải nhựa tại các bãi cát ven Bán đảo Sơn Trà. Tuy nhiên, tuần này Đà Nẵng đang gặp mưa nên đội ngũ các thiện nguyện viên đã phải tạm ngưng sau khi phát động chiến dịch trong tuần qua, nhưng dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài trong một tháng.

“Hoạt động liên quan đến rác thải biển là một công cụ để mình đo đạc tích lũy rác theo năm. Trong đó Bán đảo Sơn Trà, khu vực ra của Sông Hàn, nó sẽ đại diện cho cả một vấn đề về quản lý rác thải nói chung.

“Bọn em phân chia khu vực đó ra, theo hướng ‘đón sóng’. Mỗi năm ở Đà Nẵng có hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thí mực nước sẽ lên rất là cao. Nó sẽ đẩy rất nhiều rác thải lên trên bờ. Và đến mùa khô, đi qua mùa Xuân, mùa Hè thì nước rút sẽ để lại nhiều rác thải biển trên bờ. Khi mình đi lấy mẫu rác mình sẽ hiểu được tình hình chung ở trên đó nó có loại rác gì. Sau khi đi lấy mẫu thống kê theo từng loại rác, bọn em sẽ đi dọn rác, kể cả rác lớn và rác nhựa micro. Và sau mùa mưa thì bọn em lấy mẫu lại để mình theo dõi xu hướng. Từ xu hướng đó mình sẽ đánh giá được vấn đề quảnrác thải biển trong thành phố, nó đang đi theo chiều hướng nào, tích cực hay tiêu cực”.

Qua đợt 1 khảo sát rác thải nhựa vào tháng 2, trong 10m2 khu vực vùng biển cận duyên cạn tại một bãi biển trên Bán đảo Sơn Trà, các bạn trẻ đã có dữ liệu số lượng của các loại rác đã thu thập được, bao gồm 356 mảnh bao bì, 345 mảnh nhựa cứng, 130 mảnh xốp, 100 ống hút nhựa… và còn nhiều hơn nữa.

Đợt này chiến dịch sẽ quy mô hơn, các thiện nguyện viên đã khoanh vùng 3000m2, nhặt rác thải lớn trong khu vực 1200 m2, gắp 120% so với đợt 1.

“Ví dụ như rác thải từ Đại Dương đẩy vào đất liền, mình đang cố gắng xây dựng dữ liệu đó. Ý nghĩa nó là, bọn em có thể sử dụng dữ liệu để xây những chương trình cho những giải pháp, ví dụ như là vấn để quản lý rác thải trong hoạt động du lịch, hoặc trong những hoạt động mà bọn em đang triển khai, hoặc là có thể dùng để chia sẻ đến cộng đồng trong thành phố để người ta có thể thay đổi thói quen của họ. Đồng thời cũng sẽ chia sẻ cho các cơ sở liên quan, ví dụ như bên cớ sở tài nguyên hoặc bên ban quản lý, nhờ vậy họ cũng có bức tranh tổng thể khi mà nhìn vào vấn đề, để có cách phối hợp làm cho vấn đề quản lý rác thải tại TP Đà Nẵng tốt hơn”.

Kết quả khả thi và các anh chị trong doanh nghiệp cũng như các thiện nguyện viên mong ước góp sức cho một cộng đồng và một môi trường lành mạnh tốt đẹp.

Mong muốn vừa chèo thuyền, vừa nhặt rác với mục tiêu tạo ý thức trong người dân để Việt Nam có những dòng sông, những bãi biển đẹp, cũng là ước mơ của anh Vũ Ngọc Chiến ở TP HCM.

Tháng 3 năm ngoái, anh Chiến cùng khoảng 100 người trong nhóm của anh có tên “Chèo và Nhặt” cũng đã có kế hoạch chèo thuyền SUP (tức chèo ván đứng) trên các dòng kênh rạch tại Phường Thảo Điền, Quận 2, để vớt rác. Thế nhưng, theo báo chí trong nước, trong lúc thực hiện họ bị chính quyền địa phương ngăn cản vì chưa xin giấy phép.

Rác thải biển thu lượm được trên Anh Vũ Ngọc Chiến chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do là lúc ấy các anh chị em trong nhóm của anh chưa có kinh nghiệm và chưa nắm rõ luật lệ nên lúc đó gặp khó khăn. Anh nhấn mạnh rằng sau đó bên chính quyền cũng đã hỗ trợ nhóm anh rất nhiều để làm đúng thủ tục xin giấy phép cho các lần sau. Tuy nhiên, anh nói, trong thời điểm này anh và các bạn vẫn tổ chức chương trình “chèo thuyền và nhặt rác” với quy mô nhỏ hơn để “để tránh tình trạng tụ tập đông người”.

Theo anh Hoàng Song Tùng, thì việc xin giấy phép không là một vấn đề đối với doanh nghiệp của anh.

“Về vấn đề xin phép, nó như thế này, nó liên quan đến luật giao thông đường biển nội địa. Nếu như mình nhặt rác trên sông, trên biển thì liên quan đến luật hàng hải, và cũng là luật đường thủy nội địa luôn. Trong bộ môn này ở nước ngoài, người ta có sự liên kết rất lớn giữa các liên đoàn và phòng, ban chính quyền, người ta xây dựng bộ luật về cách di chuyển… Ngay cả nước ngoài cũng phải xin phép”.

Anh Tùng nói thêm, vì bộ môn chèo cũng còn mới đối với Việt Nam, nên những người đi đầu như anh phải ra nước ngoài học rồi mang kiến thức về giúp các phòng, ban chính quyền lập cơ chế, quy luật.

Còn về phía anh Vũ Ngọc Chiến của nhóm “Chèo và nhặt” ở TP HCM, anh nói anh vẫn thực hiện chương trình, với chỉ một hai người, mỗi tháng một lần. Hoạt động bảo tồn môi trường là một việc làm lâu dài viễn nên các anh chị yêu thích chèo và yêu môi trường cho rằng, việc làm nho nhỏ cũng có tác động và họ nói họ đã thấy điều đó ở những người trẻ xung quanh.

Related posts