Hải quân Hoa Kỳ và Philippines tập trận chung Sama Sama ở Biển Đông

Một cuộc tập trận chung giữa hai nước Mỹ và Philippines có tên Sama Sama đang bước vào giai đoạn quan trọng là tình huống giả định ở Biển Đông vào khi Trung Quốc cũng thực hiện một cuộc tập trận gần Đài Loan.

Vào ngày thứ hai, 17/10, Chiến khu miền Đông của Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận lớn có tên Joint Sword-2024B (tạm dịch là Thanh gươm chung) trên vùng trời và vùng nước ở Eo biển Đài Loan xung quanh đảo Đài Loan nhằm gửi “một cảnh báo nghiêm khắc đến các hành động li khai của các lực lượng đòi độc lập ở Đài Loan” – từ ngữ mà Trung Quốc thường sử dụng để nói về chính phủ Đài Loan.

Chỉ vài giờ sau đó, các lực lượng hải quân hai nước Mỹ và Philippines đã “tiến hành thành công một loạt các diễn tập trên biển”, Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) cho biết như vậy trong một thông báo trên mạng xã hội.

Các cuộc diễn tập tập trung vào “các hoạt động tuần tra chung và chiến tranh chống tàu ngầm” – thông báo cho biết.

Sama Sama hay còn được dịch là Cùng Nhau đã bắt đầu vào tuần trước và sẽ được thực hiện trong hai tuần ở vùng biển phía bắc của Philippines đối diện với Đài Loan. Cuộc tập trận năm nay bao gồm sự tham gia của các nước Úc, Canada, Pháp, Nhật Bản và có quan sát viên của Anh.

Khu vực tập trận chung và khu vực tập trận của Trung Quốc khá xa nhau nhưng các nhà phân tích cho rằng nhóm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã đi vào vùng biển quanh eo Bashi giữa Philippines và Đài Loan một ngày trước đó và đã hiện diện ở phía đông Đài Loan trong suốt cuộc tập trận Joint Sword-2024B.

__________

Nhóm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận ở Biển Đông

Việt Nam xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông để đối trọng lại Trung Quốc

Philippines đang giám sát hoạt động bồi lấp đảo của Việt Nam tại Trường Sa

__________

Giai đoạn then chốt

Theo thông báo của AFP, cuộc tập trận hôm thứ hai vừa qua bao gồm một diễn tập chống tàu ngầm phối hợp hay còn gọi là CASEX, khi các lực lượng tham gia vào diễn tập thuỷ lôi sử dụng mục tiêu diễn tập chiến tranh chống ngầm di động mở rộng, được giả định như một tàu ngầm nhằm mục đích “luyện tập kỹ năng chiến tranh chống ngầm của các lực lượng trong môi trường thực tế và có kiểm soát”.

Bên cạnh CASEX, các lực lượng tập trận cũng tiến hành một cuộc tuần tra đêm phối hợp và giả định “các tình huống thế giới thật của việc tuần tra trong các vùng biển có tranh chấp”.

Hải quân Hoa Kỳ trong thông báo đưa ra trước đó cho biết các nhóm đặc biệt bao gồm các đơn vị thả thiết bị nổ và lặn “sẽ thực hiện các diễn tập cường độ cao tập trung vào chiến tranh chống ngầm, chiến tranh chống mặt, đối không, và nhận thức về miền hàng hải”. Thông báo của Hải quân Mỹ xếp cuộc tập trận Cùng Nhau là một cuộc tập trận phức tạp hơn cả về độ phức tạp và độ lớn.

Các nhân sự tham gia tập trận cũng thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn và diễn tập chăm sóc người bị thương trên tàu, cho thấy họ không chỉ “tập trung vào sự sẵn sàng tham chiến mà còn có trợ giúp nhân đạo và ứng phó thảm hoạ, các phần kết hợp của các hoạt động hải quân hiện đại”.

f55615a2-ce96-4a18-b460-b3b19581471f.jpeg
Nhân sự làm việc trên tàu BRP Jose Rizal (FF150) trong cuộc tập trận Sama Sama hôm 14/10/2024. Lực lượng vũ trang Philippines

Hải quân Hoàng gia Canada, Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản và hải quân các nước đồng minh sẽ tham gia các diễn sắp tới, AFP cho biết.

Các nước bao gồm Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam đều có những đòi hỏi về chủ quyền ở khu vực Biển Đông nhưng đòi hỏi của Bắc Kinh cho đến lúc này là lớn nhất. Căng thẳng đã gia tăng ở khu vực này thời gian gần đây giữa Bắc Kinh và Manila xung quanh các bãi mà hai nước đang gia tăng tuần tra.

Cuộc tập trận Sama Sama lần này là lần thứ tám, cho thấy “tinh thần đối tác kéo dài nhiều thập kỷ giữa các đồng minh trong khu vực” và không nhắm mục tiêu vào bất cứ quốc gia nào, Hải quân Hoa Kỳ cho biết.

Related posts