Nguy cơ từ suy thoái rừng nguyên sinh

Tại Hội nghị về công tác quản lý rừng được tổ chức vào ngày 11 và 12 tháng 11 tại Đà Lạt, truyền thông trong nước trích dẫn tuyên bố của ông Oemar Idoe, đại diện tổ chức Hợp tác Phát triển (GIZ) của Đức hoạt động tại Việt Nam rằng, “Năm 201, Việt Nam đã đạt 14,6 triệu héc-ta đất có rừng với độ che phủ ước đạt gần 42%. Song trên toàn lãnh thổ quốc gia, những khu rừng nguyên sinh còn nguyên chỉ (còn) 0,25%” độ che phủ.

Bản tin nói tiếp, ông Idoe nhấn mạnh việc quản lý rừng bền vững và bảo tồn tài sản đa dạng sinh học và hệ sinh thái cần chính quyền từ Trung ương đến địa phương đẩy mạnh hơn nữa.

Tổng cục Lâm nghiệp cho biết theo điều tra của năm 2016, diện tích rừng phòng hộ chỉ khoảng 1 triệu héc-ta, đồng thời mục tiêu năm 2020 đặt 2,4 triệu héc-ta rừng đặc dụng nhưng sau 6 năm chỉ đạt hơn 2,3 triệu héc-ta.

Nhận định về nguy cơ phá rừng và nỗ lực bảo vệ rừng qua hệ thống rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng, ông Phạm Văn Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Bảo tồn Động thực vật Hoang dã, khẳng định:

Ví dụ như ở Cúc Phương nói là rừng đặc dụng, vườn quốc gia đầu tiên. Mặc dù là rừng q vườn quốc gia, nhưng người dân ở trong đó họ chặt rất là nhiều. Từ khi anh đi học đã vậy, bây giờ thì họ có bảo vệ tốt hơn. Bây giờ có thể nói rừng Cúc Phương, và một số rừng như vườn quốc gia Cát Tiên được bảo vệ tốt. Tất cả rừng đặc dụng còn lại của Việt Nam không được bảo vệ tốt. Anh nghĩ rằng, 0,25% là con số hợp lý. Và đối với anh con số đó là chính xác và tương đối đáng lo ngại cho rừng của Việt Nam”.

Theo ông Huỳnh Văn Thượng, Điều phối viên quốc gia cho dự án chi trả dịch vụ môi trường của Cục Lâm Nghiệp Mỹ tại Việt Nam, từ Đà Nẵng cho biết, con số 0,25 % rừng nguyên sinh còn tồn tại mà tổ chức Hợp tác Phát triển GIZ đưa ra, khó có thể xác nhận vì Bộ Nông nghiệp không có những con số về rừng nguyên sinh. Tuy nhiên ông đánh giá con số này khá chính xác và cần quan tâm vì tầm quan trọng của rừng nguyên sinh đối với nền đa dạng sinh học:

“Con số này quá thập, bởi vì rừng nguyên sinh là nơi mà hệ động thực vật nó còn nguyên bản như từ xưa đến giờ. Nếu rừng nguyên sinh mà thấp đến độ như vậy thì công tác bảo tồn các loài vật mà nó sống ở trong đó thì tương đối là khó vì vùng sinh cảnh để nó sinh sống hẹp, nên việc này đáng lo ngại, và công tác bảo tồn tất cả loài sinh vật trong đó tương đối khó”.

Theo thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, từ năm 2002 đến 2019, tỷ lệ rừng nguyên sinh tại Việt Nam giám gần 10%. Ông Thượng nhận định rừng nguyên sinh một khi đã phá rồi thì khó có thể phục hồi được. Kèm theo đó là nhu cầu của người dân sống quanh rừng. Các chuyên gia lâm nghiệp và môi trường cho rằng nguyên nhân phá rừng một phần đến từ dân số tăng. Để ứng phó, các nỗ lực bảo vệ rừng cần có mô hình tạo sinh kế cho người dân sống quanh rừng.

Ông Thượng nói tiếp: “Thêm nữa liên quan đến sinh kế người dân, là áp lực về mặt dân số. Đây là một bài toán rất khó cân đối hài hòa giữa việc bảo vệ rừng và áp lựng tăng dân số cần sinh kế, tức người ta càng dựa vào rừng. Cho nên tôi nghĩ thời gian tới về tương lai lâu dài vẫn (phải lo về) mặt kinh tế. Vì khi người dân sống ở quanh rừng mà người ta có thu nhập cao hơn thì áp lực lên rừng sẽ giảm rất nhiều.”

Ông Phạm Văn Tùng, với gần 20 năm kinh nghiệm bảo vệ môi trường nói cần có các dự án từ phía chính quyền, và các tổ chức quốc tế.

000_Hkg8397031
Nạn phá rừng tràn lan ở Việt Nam.
AFP

“Có rất nhiều biện pháp để bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng. Thứ nhất là chính sách tốt để khuyến khích người dân trồng rừng, bảo vệ rừng, thứ hai là nâng cao sinh kế của người dân, thứ ba, quan trọng số một, là nâng cao nhận thức của người dân.

Thời gian qua cũng có nhiều dự án, của GIZ, của chính phủ Đức, hoặc World Bank hoặc EU. Đặc biệt World Bank vừa mới cho được gói tài trợ 55 triệu đô, cũng là hỗ trợ trên 6 tỉnh, có phần nào hỗ trợ cho bà con nâng cao sinh kế, xây dựng mô hình kinh tế tốt để người dân giảm áp lực về rừng”.

Ngày 22 tháng 10 vừa qua, Ngân hàng thế Giới công bố mở khoản tài chính 51,5 triệu đô nhằm giúp Việt Nam giảm lượng khí thải carbon do mất rừng và suy thoái rừng. Chương trình đồng thời cũng hỗ trợ việc phục hồi rừng ở 6 tỉnh của vùng Bắc Trung Bộ, nơi có hơn 3 triệu héc-ta rừng và gần 1/3 dân số sống dưới mức nghèo đói của cả nước.

Related posts