“Lò” ông Trọng có “đốt” được hết cán bộ tham nhũng?

Nhân dịp 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 3/2, RFA ghi nhận quan điểm của một số nhà quan sát chính trị – xã hội về công cuộc chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong năm vừa qua.

Nhiều chuyên gia từng bình luận với RFA rằng lò” chống tham nhũng của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong năm qua “nóng rực” khi  hàng loạt các vụ đại án bị phanh phui, khiến hàng chục lãnh đạo cấp cao –là những đảng viên ưu tú- bị khởi tố, bị án tù. Trong đó có thể kể đến những vụ khiến dư luận quan tâm như: Vụ kit xét nghiệm Việt Áchuyến bay giải cứu, vụ Nguyễn Thị Thanh Nhàn (AIC), Vụ nâng khống thiết bị xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai hay vụ bảo kê buôn lậu 200 triệu lít xăng…

Tham nhũng – hệ quả tất yếu của chế độ độc đảng

Một số nhà quan sát tình hình chính trị, xã hội Việt Nam đánh giá rằng, chiến dịch chống tham nhũng của Đảng, đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, trong năm qua dù có mạnh hơn, kiên quyết hơn với số lượng quan chức bị cho “vào lò” nhiều hơn nhưng suy cho cùng cũng chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề.

Một luật sư yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn nói với RFA:

“Mặc dù khi nhìn vào số lượng, có người nghĩ rằng là số quan tham nhũng sẽ ngày ít đi. Tuy nhiên, đó chỉ là những điều trước mắt thôi, chỉ giải quyết được ở phần ngọn thôi, còn vấn đề lâu dài là nguyên nhân do cơ chế tại sao để xảy ra tham nhũng thì lại chưa giải quyết được.”

Tiến sỹ Luật, cựu tù nhân chính trị Cù Huy Hà Vũ, từ tiểu bang California (Hoa Kỳ), bình luận với RFA rằng ông đánh giá cao nỗ lực chống tham nhũng trong năm qua của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng:

“Phải nói rằng công cuộc đốt lò này rất đáng khen ngợi và hi vọng ông Trọng sẽ làm cho các đảng viên Cộng sản, đặc biệt là những người giữ các chức vụ rất cao trong bộ máy Đảng và Nhà nước phải thận trọng và từ đó đi đến việc giảm tham nhũng.”

Tuy vậy, cũng giống nhận định của vị luật sư dấu tên ở trên, ông Vũ cho rằng chỉ hi vọng “giảm” chứ không phải là “loại bỏ” được tham nhũng. Bởi lẽ, theo ông Vũ, ở một hệ thống chính trị mà không có sự kiểm soát quyền lực qua lại thì tham nhũng là điều tất yếu, và đương nhiên là những người đứng đầu các vụ án tham nhũng phải là những người có quyền lực nhất. Ông nói tiếp:

“Trọng cũng chống với một niềm tin và hi vọng là chống tham nhũng có thể cứu được Đảng, hay nói đúng hơn là cứu được sự độc tôn cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam, nhưng tóm lại tôi cho rằng chống tham nhũng bằng “lò”, tức là bằng các biện pháp mạnh, kể cả là hình sự thì cũng không giải quyết được vấn đề, bởi vì trong một thể chế độc tài thì tham nhũng nó sẽ ngày càng mạnh.”

Vùng cấm và trách nhiệm của người đứng đầu

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu với truyền thông nhà nước về chiến dịch “đốt lò” (hay chống tham nhũng) của mình là phải “xử lý nghiêm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với các cán bộ vi phạm. 

Tuy nhiên, tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ cho rằng, vụ việc hai ông cựu phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam mất chức do liên quan đến vụ chuyến bay giải cứu; hay cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được cho là có thể có dính líu đến đại án Việt Á… đều cần phải được điều tra một cách triệt để và minh bạch.

Vì, vẫn theo ông Vũ, Nếu xác định các vị cựu lãnh đạo nêu trên, có các dấu hiệu của tham nhũng, “tống tiền” đồng bào ở nước ngoài thì phải xử lý hình sự, chứ không thể đơn giản chỉ là Ban chấp hành Trung Ương “đồng ý cho thôi giữ chức vụ trong Đảng” như một hình thức kỷ luật được.

chinh.jpeg

Ông Cù Huy Hà Vũ cũng cho rằng, ngay cả Thủ tướng đương nhiệm Phạm Minh Chính cũng phải chịu trách nhiệm đối với vụ các chuyến bay giải cứu, bởi ông Chính nhậm chức Thủ tướng từ tháng 4/2021. Trong khi đó, Cục hàng không Việt Nam ra thông báo dừng tất cả các chuyến bay Quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam do dịch bùng phát từ ngày 1/6/2021. Sau đó, Việt Nam chỉ tổ chức nhỏ giọt các chuyến bay được gọi là “giải cứu” để đưa các công dân Việt Nam mắc kẹt ở nước ngoài về nước.

Qua đó, tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ cho rằng, ông Chính phải có trách nhiệm liên đới trong vụ án này:

“Tôi cho rằng trong thời gian tới ông Phạm Minh Chính cũng phải chịu trách nhiệm, còn nếu ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thấy cần phải giữ lại ông Chính mà không có một lý do biện hộ thuyết phục người dân thì cuộc đấu tranh chống tham nhũng này nó lại hiện lên như một cuộc đấu đá nội bộ.

Cho nên, tôi nghĩ rằng trong thời gian tới phải làm cho rõ vai trò, trách nhiệm của ông Phạm Minh Chính. Nếu không có sự giải trình thuyết phục từ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam thì cái gọi là đấu tranh chống tham nhũng hay đốt lò vẫn có vùng cấm.”

Tại Quy định số 80 về quản lý cán bộ được Ban Chp hành Trung ương ban hành năm 2022, trong đó, khoản 2 Điều 6 có nêu: Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Chính trị, có quy định Bộ Chính trị trình Ban Chp hành Trung ương Đảng về công tác chuẩn bị và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu những chức vụ chủ chốt, lãnh đạo bộ máy Hành chính và Tư Pháp như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.

Ngoài ra, Trung ương Đảng còn giới thiệu nhân sự cho một loạt các chức vụ cấp cao như Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và  các thành viên Chính phủ… 

Theo đó, luật sư giấu tên nhận định rằng, việc một loạt cán bộ là Đảng viên tham nhũng thì cơ quan giới thiệu là Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị mà người đứng đầu Đảng là ông Nguyễn Phú Trọng, không thể tránh trách nhiệm:

“Ông Trọng đã làm Tổng bí thư từ năm 2011 thì ông ấy phải có trách nhiệm khi để các Đảng viên của mình tham nhũng trong suốt hơn chục năm qua.”

Related posts