Ngân hàng Thế giới hôm 26/8 dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay sẽ đạt 6,1% nhưng cũng đồng thời cảnh báo tình trạng nợ xấu đáng ngại.
Mức dự báo mới này cao hơn so với mức dự báo được Ngân hàng Thế giới đưa ra vào tháng tư vừa qua vốn ở 5,5%. Cả Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á đều dự báo GPD của Việt Nam có khả năng đạt 6,5% trong hai năm tới.
Các yếu tố dẫn đến dự báo này bao gồm tăng trưởng xuất khẩu, dấu hiệu hồi phục của thị trường bất động sản và nhu cầu tiêu dùng trong nước gia tăng trong nửa cuối năm 2024 khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng lạc quan hơn, Ngân hàng Thế giới nhận định.
Mặc dù vậy, theo báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới, tình trạng nợ xấu và mất vốn vẫn đáng ngại. Tỷ lệ nợ xấu được xác định đã gia tăng từ mức 1,9% trong năm 2022 lên mức 4,6% trong năm 2023.
Báo cáo cho biết, tỷ lệ tổng số vốn vay có vấn đề có thể lên đến mức 7,2% nếu cơ cấu lại bao gồm cả các khoản nợ của Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) của Nhà nước.
Ngân hàng Thế giưới cũng dự báo thương mại sẽ chậm lại từ năm sau do ác đối tác chính là Mỹ và Trung Quốc cũng đang gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó là dự báo lạm phát giảm từ 4,5% trong năm nay xuốn mức 4% và 3,5% trong hai năm tới.
Ông Sebastian Eckardt – Trưởng ban Kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư khu vực Đông Á – Thái Bình Dương tại WB cho rằng để duy trì đà tăng trưởng, Việt Nam cần “tiếp tục cải cách thể chế, đẩy mạnh đầu tư công, đồng thời quản lý, giám sát các rủi ro trong thị trường tài chính”.