Các chính sách về dân tộc thiểu số: hỗ trợ phát triển hay che mắt quốc tế?

Nhà nước Việt Nam một mặt luôn thể hiện cho quốc tế thấy rằng họ có nhiều dự án hỗ trợ các dân tộc thiểu số; mặt khác, chính quyền Hà Nội vẫn phân biệt đối xử, tìm cách chia rẽ người sắc tộc thiểu số với thế giới. Đó là nhận định của một người sắc tộc H’Mong về cách chính quyền Hà Nội đối xử với người bản địa.

Che mắt quốc tế?

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, hôm 12/12, vừa có buổi gặp gỡ khoảng 70 người mà nhà nước cho là có uy tín, tiêu biểu trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Mạng báo Tiền Phong dẫn lời chủ tịch nước tại buổi gặp mặt khẳng định Đảng và nhà nước luôn quan tâm, ban hành nhiều chính sách chăm lo đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Ông Thưởng đề nghị các già làng, trưởng bản thực hiện tốt chủ trương của Đảng và nhà nước, phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Ông Jonhny Huy, một người sắc tộc H’Mong, hiện đang tị nạn tại Thái Lan, cho rằng những người sắc tộc H’Mong đang làm việc trong bộ máy nhà nước, mà được gọi là “người có uy tín” là “bức bình phong” cho sự phân biệt đối xử của chính quyền Hà Nội đối với cộng đồng sắc tộc thiểu số tại Việt Nam: 

“Họ (chính quyền Hà Nội – PV) dựng nên để cho quốc tế thấy rằng Việt Nam có quan tâm đến những người sắc tộc thiểu số.

Họ (người sắc tộc – PV) được tham gia vào hệ thống của nhà nước nhưng mà thực sự là những người được chính quyền dựng lên đó lại chính là thủ phạm gây ra các vụ đàn áp, gây ra những nỗi đau cho người đồng bào của mình. họ dùng chính người đồng bào của mình sắc tộc của mình để đàn áp. Các vụ đàn áp luôn luôn có sự nhúng tay của chính các quan chức người H’Mong.”

Thực chất các dự án “hỗ trợ dân tộc thiểu số”

2015-04-30T120000Z_1887229140_GF10000078216_RTRMADP_3_VIETNAM-WAR-ANNIVERSARY.jpeg
Lực lượng nữ dân quân dân tộc thiểu số diễu hành trong cuộc duyệt binh tại TPHCM. Ảnh: Reuters

Cổng thông tin điện tử của Cơ quan Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đăng tải thông tin vào tháng 6/2023 cho biết, chính phủ có 136 chính sách dân tộc. 

Đây là các chương trình dành riêng cho các dân tộc thiểu số, được phân chia theo chín nhóm lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như phát triển kinh tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, dân số, chăm sóc sức khoẻ, hợp tác quốc tế về công tác dân tộc, quốc phòng, an ninh…

Bài viết còn nhấn mạnh rằng các chính sách nêu trên là phù hợp vi các nghĩa vụ được nêu trong Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD), và rằng Việt Nam đã thể hiện là một quốc gia tôn trọng và có trách nhiệm trong thực hiện các cam kết quốc tế, thể hiện sự tôn trọng, bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, sắc tộc…

Trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thường xuyên đưa tin về các dự án hỗ trợ cho cộng đồng dân tộc thiểu số, như chương trình Tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận dch vụ y tếTrợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số; Nâng cao dân trí, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Chăm lo an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số sau đại dch COVID-19

Một người Thượng theo đạo Tin lành đấng Christ ở Tây Nguyên, yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn, cho biết gia đình ông, từ đời ông bà đến nay chưa nhận được sự hỗ trợ nào từ nhà nước Việt Nam:

“Cái này nó trái với sự thật. Bởi vì, đối với chúng tôi là họ luôn luôn kỳ thị và theo dõi sát sao, không có một sự hỗ trợ nào cho chúng tôi.”

Ông Yang, một người sắc tộc H’Mong đang ở tỉnh Điện Biên, nói với RFA rằng gia đình ông từ xưa tới giờ được nhà nước cấp một con bê để nuôi cải thiện kinh tế nhưng cũng bị cán bộ địa phương ăn chặn một nửa:

“Tôi cũng có được hỗ trợ bò nhưng mà ít lắm, bò thì có con bị chết, có con không lớn được. Nhà nươc đầu tư cho 30 triệu nhưng cán bộ chỉ cho con bò khoảng 10 triệu thôi. Họ bảo là chúng tôi phải làm giấy tờ thủ tục hết một nửa rồi nên chúng tôi chỉ cho được như vậy thôi.”

Phân biệt đối xử đối với người sắc tộc thiểu số

Những người mà RFA phỏng vấn đều có cùng nhận xét là họ bị phân biệt đối xử ở Việt Nam, đặc biệt là những người sắc tộc thiểu số theo tôn giáo không được nhà nước công nhận:

Người Thượng theo đạo Tin lành giấu tên cho biết:

“Còn đối với tôn giáo cũng thế, Tin lành “quốc doanh” thì họ cho hoạt động còn Hội thánh Tin lành đấng Christ tư gia thì họ luôn có phương án đe dọa ngăn chặn.”

Cùng quan điểm, ông Yang nói địa phương nơi ông ở cũng không được sinh hoạt tôn giáo một cách tự do, mọi hoạt động đều phải xin phép chính quyền và không được phép thành lập một Hội thánh riêng dành cho cộng đồng người H’Mong:

“Mình làm gì cũng phải xin phép, nếu không thì họ cấm không cho làm. Có nhiều cái người H’Mong chúng tôi cũng muốn làm lắm mà không làm được. Ví dụ như mình xây nhà nguyện, có nhiều cái bị phá.

Họ không công nhận hội thánh của cộng đồng người H’Mong, trong khi người Kinh có tên là hội thánh, người H’Mong chưa có hội thánh nào, dù có 100 hay 200 tín đồ thì họ chỉ công nhận là điểm nhóm thôi, khi nào họ cho phép thì mới được sinh hoạt.

Khi nào họ cho phép thì mình mới nhóm lại được, còn không cho mà mình làm thì bị mời hoặc bị đi tù.”

Theo ông Jonhny Huy, nhà nước còn tạo ra một loại chữ viết mới cho người H’Mong và sử dụng tại các trường học có trẻ em sắc tộc H’Mong theo học. Việc này, theo ông Huy, là cố tình chia rẽ người H’Mong Việt Nam với cộng đồng H’Mong quốc tế: 

“Từ xưa đến giờ người H’mong sử dụng chữ H’Mong quốc tế, là chữ được các nhà truyền giáo họ sáng lập và chữ đó được sử dụng rộng rãi toàn bộ người H’mong trên toàn thế giới.

Lẽ ra là phải phổ biến loi chữ đó để cho dân tộc được phát triển lên nhưng mà chính quyền Việt Nam lại dựng lên một loi chữ gọi là chữ H’Mong Việt Nam để dạy cho người H’mong ở Việt Nam.

Rõ ràng đây là nhằm mục đích chia rẽ cộng đồng cộng H’Mong Việt Nam với cộng đồng H’Mong quốc tế.”

Theo Vietnamnet, Năm 2012, một khu tái định cư tại thôn Măng Rao (xã Đăk Pék, Kon Tum) được xây dựng cho 64 gia đình người sắc tộc thiểu số nhằm tránh lũ. Tuy nhiên, đến nay khu vực này gần như bỏ hoang, tất cả nhà cửa chỉ còn trơ lại bốn bức tường xập xệ. Chỉ có một gia đình duy nhất trở về đây sinh sống từ năm 2022. Lý do được chính quyền địa phương nói là địa điểm tái định cư quá xa nơi bà con canh tác.

Related posts