Chính quyền gia tăng đàn áp giới hoạt động về quyền của người Khmer Krom

Các cơ quan chức năng của nhiều tỉnh ở Nam Bộ gia tăng đàn áp và sách nhiễu những người hoạt động cổ suý cho quyền của người Khmer Krom bản địa trong thời gian gần đây, kể cả việc từ chối cấp hộ chiếu và trục xuất sư khỏi chùa.

Không cấp hộ chiếu vì thuộc diện cấm xuất cảnh

Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh của Công an tỉnh Sóc Trăng từ chối cấp hộ chiếu lần đầu cho ông ông Triệu Siêu (sinh năm 1989), một người Khmer ở huyện Trần Đề.

Công văn số 377/XNC của cơ quan này ký bởi Phó trưởng phòng Thượng tá Đỗ Thanh Hoà vào ngày 24/5 cho rằng, ông Siêu thuộc diện cấm xuất cảnh có thời hạn từ ngày 01/08/2023 đến 01/08/2026.

Văn bản của cơ quan chức năng cũng cho biết sẽ tạm ngừng giải quyết việc cấp hộ chiếu cho ông cho đến khi được đưa ra khỏi diện bị cấm xuất cảnh.

Một người thân của ông này hôm 28/5 nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh như sau:

Lý do duy nht khiến ông Triu Siêu bị cấm xut cnh có thdo các hot động đấu tranh cho quyn ca người Khmer bn địa. Ông tham gia phát Tuyên ngôn Nhân quyn Quc tế và Tuyên ngôn ca Liên Hip quc vquyn ca các dân tc bn địa cùng vi nhiu nhà hot động nhân quyn khác.

Trên trang Facebook Hieu Khmer Krom được cho là của ông Siêu đăng tải hình ảnh ông đứng cùng với nhà hoạt động Danh Minh Quang, người bị tòa án huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tuyên án ba năm sáu tháng tù hồi tháng 2 vừa qua với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”

Phóng viên liên lạc với ông Triệu Siêu để hỏi thêm thông tin nhưng ông từ chối, chỉ nói rằng đang chuẩn bị khiếu nại lên Công an tỉnh Sóc Trăng và yêu cầu giải thích lý do đưa ông vào diện bị cấm xuất cảnh.

Phóng viên gọi điện cho Công an tỉnh Sóc Trăng và Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh để hỏi về trường hợp ông Siêu, tuy nhiên người trực điện thoại yêu cầu phóng viên đến trụ sở cơ quan để được cung cấp thông tin.

Theo quy định tại Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh có người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng và an ninh; hoặc là bị can, bị cáo, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Hơn nửa năm trước khi bị đưa vào danh sách cấm xuất cảnh, vào cuối tháng 1/2023, ông có bị mời lên Công an xã Trung Bình ở cùng huyện để làm việc về “một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook” khi chia sẻ thông tin về đàn áp đối với người Khmer.

Tẩn xuất sư khỏi chùa, cấm 143 chùa Khmer tiếp nhận

Báo Giác Ngộ online hôm 26/3 cho hay, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước của Hội Phật giáo Khmer-Mekone tỉnh Trà Vinh đã ra quyết định không công nhận Tỳ kheo (Tỳ khưu) Kim Som Rinh là thành viên trong Tăng chúng chùa Chac A Krôn (chùa Đại Tường); không công nhận ông là thành viên trong Tăng đoàn Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Trà Vinh và tẩn xuất (trục xuất-PV) khỏi chùa bắt đầu từ ngày 14/3, đồng thời đề nghị tất cả 143 chùa Khmer trong tỉnh không tiếp nhận ông này.

Theo quyết định, Tỳ kheo Kim Som Rinh ba lần không chấp hành theo thư mời của Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh; có hành vi đăng tải, chia sẻ hình ảnh, video không đúng sự thật trên trang mạng xã hội (Facebook) với nội dung gây mất an ninh, trật tự xã hội; lôi kéo một số vị sư, Phật tử tham gia vào hoạt động của bản thân gây mất đoàn kết trong chùa và cộng đồng; là Tỳ kheo khó dạy, ương ngạch không tuân thủ giáo luật và lời giáo huấn của trụ trì và lãnh đạo các cấp hội.

Tỳ kheo Kim Som Rinh, hiện đang sống ở nhà với gia đình, xác nhân việc ông bị ép rời khỏi chùa, lý do theo ông là vì các hoạt động cổ suý nhân quyền và cất lên tiếng nói ủng hộ người yếu thế, trong đó có nạn nhân người Khmer bị tịch thu đất đai ở Kiên Giang. Ông nói với RFA trong ngày 30/5:

H(chính quyn địa phương- PV) không đồng tình cho các sư và các nhà hot động ở đây là tuyên truyn vdân bn địa (Tuyên ngôn ca Liên Hip quc vquyn ca các dân tc bn địa-PV). Cái ngôn tKhmer Krom và cba màu đại din cho Khmer Krom hkhông cho sdng luôn.

Hcáo buc các nhà hot động Khmer nhiu lm, thư mi tùm lum hết do tuyên truyn lut nhân quyn ca Liên Hip Quc (Tuyên ngôn Nhân quyn Quc tế– PV) và lut dân bn địa (Công ước quc tế vquyn ca người bn địa- PV). Hthường cáo buc xuyên tc stht và làm mt an ninh trt tvy đó.

Lá cờ ba màu sư Kim Som Rinh nhắc tới được tổ chức Liên đoàn Khmers Kampuchea-Krom (viết tắt là KKF) lấy làm Đoàn kỳ có ba sọc ngang xanh, vàng, đỏ; cùng với khẩu hiệu “Dân tộc- Tôn giáo- Nhân dân.”

Công an gửi giấy mời làm việc hàng loạt người sắc tộc Khmer Krom

Khmer protest.jpeg
Người Khmer Krom yêu cầu Chính phủ Việt Nam phóng thích các nhà hoạt động vì quyền của người bản địa ở Geneva hôm 7/5/2024. Ảnh: RFA

Chính quyền ở một số địa phương thuộc vùng Tây Nam Bộ cũng gia tăng đàn áp người Khmer Krom trong thời gian gần đây chỉ vì họ cổ suý các giá trị nhân quyền, trong đó có quyền của người bản địa.

Một nhà hoạt động sắc tộc Khmer đăng tải hàng loạt giấy mời làm việc của cơ quan công an tỉnh Trà Vinh gửi cho các nhà hoạt động.

Hôm 27/5, công an huyện Cầu Kè mời bà Thạch Nga (sinh năm 1990) hai ngày sau lên trụ sở làm việc với nội dung “liên quan đến việc sử dụng cờ 03 màu xanh, vàng, đỏ’ của tổ chức KKF và đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.”

Trong ngày 24/5, công an xã Hàm Giang (huyện Trà Cú, Trà Vinh) gửi giấy mời lần thứ tư đối với bà Thạch Thị Huỳnh Thone lên trụ sở cơ quan này làm việc vào sáng ngày hôm sau để “trao đổi về việc mang cờ KKF.”

Ngày 15/5, công an xã Nhị Trường (huyện Cầu Ngang, Trà Vinh) cũng mời ông Thạch Phờ Rêng hôm sau lên làm việc về “một số vấn đề có liên quan đến mạng xã hội.”

Dù chỉ là “giấy mời” nhưng trưởng công an xã yêu cầu ông Thạch Phờ Rêng “phi nghiêm chnh chp hành và đi đúng ngày, gi, địa đim đã quy định, không vin bt cmt lý do nào vng mt.”

Công an xã này cũng mời làm việc ông Thạch Yên Sa Rây (sinh năm 1987) với cùng nội dung.

Phóng viên gọi điện thoại cho công an các xã nêu trên để xác minh nhưng người trực điện thoại yêu cầu phóng viên đến gặp trực tiếp lãnh đạo để được cung cấp thông tin.

Ông Trần Xa Rộng – Phó Chủ tịch thứ hai của Liên đoàn Khmers Kampuchea-Krom (KKF) cho RFA biết, gần đây một số người người Khmer Krom hiểu biết được quyền con người, hiểu biết được về quyền của người bản địa nên họ đi phân phát Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và Công ước quốc tế về quyền của người bản địa của Liên hiệp quốc trong cộng đồng của mình.

Vì các hoạt động này, họ bị chính quyền địa phương theo dõi và sách nhiễu. Ông Trần Xa Rộng nói trong tin nhắn ngày 29/5:

Công an địa phương luôn theo dõi và quy ri mi cuc gp gca thanh niên, và mi cuc llc ca mi chùa chin, và từ đó nhng thanh niên nào có phn sáng sut trong vn đề đó thì hluôn bmi làm vic…

Related posts