Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) hôm 31/1 công bố một nghiên cứu cho biết ít nhất một công ty của Việt Nam đã tham gia vào việc bán xăng máy bay cho Myanmar – nước đang bị quốc tế cấm vận về mua bán xăng dầu cho máy bay vì đã thực hiện các vụ không kích giết hại dân thường.
Nghiên cứu của Amnesty International tập trung vào giai đoạn năm 2023 khi lệnh cấm vận quốc tế bắt đầu được thực hiện làm cho việc mua nhiên liệu cho máy bay của Myanmar trực tiếp từ người bán gặp khó khăn. Tuy nhiên, theo báo cáo của Amnesty International, Myanmar vẫn nhận được bảy chuyến hàng đủ cung cấp nhiên liệu cho ít nhất 67 km độ dài đường bay.
Theo dữ liệu vệ tinh, vận chuyển đường biển, hải quan và phân tích mà Amnesty International có được, các tàu chở nhiên liệu đến Myanmar đều lấy hàng từ một kho ở cảng Cái Mép thuộc Công ty TNHH Hải Linh. Các chuyến hàng được thực hiện trong các tháng 4,5,6,7,8 và tháng 12.
Theo báo cáo mới của Amnesty International, người cung cấp nhiên liệu ban đầu bán hàng cho một nhà buôn; nhà buôn này sau đó bán lại hàng hoá này một hãy nhiều lần trước khi được chuyển đến Myanmar. Lần bán gần cuối là từ một nhà buôn cho công ty ở Việt Nam.
Amnesty International xác định ba chuyến hàng từ Việt Nam trước đó được chuyển đến từ các địa điểm có thể nhận dạng. Trong một trường hợp, một chuyến hàng vào tháng 8 năm ngoái đến từ cổng của Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC). Hai chuyến hàng khác vào tháng 4 và 5 đến từ một cổng kho ở Malaysia trước khi đến Việt Nam.
Hiện không rõ các công ty thương mại có biết là họ đang bán nhiên liệu máy bay cho các công ty Việt Nam để sau đó chuyển cho Myanmar hay không hay các hành động của họ có vi phạm cấm vận.
Theo Amnesty International, các công ty này bán nhiên liệu máy bay cho một công ty Việt Nam và công ty này bán lại nhiên liệu cho người mua Myanmar. Các dữ liệu hải quan mà Amnesty International có được cho thấy một trong số các công ty này là Công ty TNHH Hải Linh.
Sáu chuyến hàng trong số bảy chuyến chuyển đến Myanmar trong năm 2023 được thực hiện bởi tàu chở dầu HUITONG 78 có cờ Trung Quốc, chuyến còn lại được một tàu mang cờ Liberia thực hiện, theo Amnesty International.
“Vai trò của Việt Nam ở đây là đặc biệt có vấn đề. Cảng Cái Mép đóng vai trò quan trọng để đường dây cung cấp này hoạt động – và vì vậy Chính phủ Việt Nam có nghĩa vụ để đảm bảo các cảng của mình không bị sử dụng cho các hành vi liên quan đến những vi phạm nhân quyền” – Ông Montse Ferrer – Phó giám đốc Giám đốc nghiên cứu thuộc khu vực Đông và Đông Nam Á của Amnesty International cho biết.