Không kiểm soát “tiếng ồn”
“Nhộn nhịp vào mấy ngày cuối tuần, tối thứ sáu, tối thứ bảy, tối chủ nhật, ồn lắm, nhức đầu lắm.”
“Một số người kêu rất nhiều vì tiếng ồn lớn, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ rất sợ, các diện đó người ta kêu nhiều.”
Vừa rồi là chia sẻ của người dân sinh sống và làm việc xung quanh “Phố Tây” Tạ Hiện nằm trong khu phố cổ Hà Nội tại quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Được gọi là “Phố Tây” Tạ Hiện, nhưng thực tế nơi đông đúc, ồn ào, náo nhiệt nhất chỉ gói gọn trong một con đường nhỏ, tập trung rất nhiều du khách du lịch nước ngoài đến Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có ban hành quy định cho phép các hàng quán kinh doanh, dịch vụ bar, club…. tại “phố Tây” Tạ Hiện, vào các tối thứ Sáu cho đến 24h ngày Chủ Nhật được tổ chức các sự kiện, chương trình nhằm thu hút khách du lịch.
Những hộ không kinh doanh người ta khó chịu vì tiếng ồn lớn. Loa người ta để ngoài đường ngã tư, ngã ba xong cứ thế người ta nhảy.
“Chủ trương của thành phố đã thông báo rất lâu là thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật đêm người ta được quyền vui chơi ca hát rồi uống bia, uống rượu, hô hét, cái đấy không cấm người ta được.
Ngày thường thì không được. Ngày thường thì đêm cứ êm ả bình thường thế này, chỉ nhộn nhịp tàu xe, nhưng tiếng ồn loa hoặc hô hét uống bia, uống rượu là không có.”
Tuy nhiên, cùng với việc tổ chức sự kiện để hút khách du lịch thì người dân sống quanh khu vực trên trở thành nạn nhân của ô nhiễm tiếng ồn:
“Những hộ không kinh doanh người ta khó chịu vì tiếng ồn lớn. Loa người ta để ngoài đường ngã tư, ngã ba xong cứ thế người ta nhảy. Tây nhảy rồi Việt Nam mình đến nhảy, ôm nhau nhảy rồi hô hét, cầm bia cầm rượu chúc nhau.”
Giải pháp “bất khả thi”
Truyền thông nhà nước vào đầu tháng 7 vừa qua dẫn lời ông Phùng Quang Thắng, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội cho hay tiếng ồn, vấn đề môi trường, an ninh… là điều đương nhiên sẽ xuất hiện khi một đất nước phát triển kinh tế đêm.
Theo ông Thắng, khó có thể nhận được 100% đồng thuận của người dân nên nhóm thiểu số phải hướng đến tự điều chỉnh, chủ động thích ứng, điển hình như cho thuê lại nhà tại khu Tạ Hiện để chuyển đi chỗ khác, đầu tư thêm phần cách âm…
Nói như ông Thắng xem ra đó là giải pháp “quá dễ” nhưng thực tế mấy ai muốn bỏ nơi mình sống để đi nơi khác. Do đó, nhiều hộ dân sống quanh khu vực “phát triển kinh tế đêm” trên đành “cam chịu”.
“Dân ở đấy phải chấp nhận thôi, có ồn. Bình thường cả một ngày đi làm, buôn bán vất vả muốn đêm có giấc ngủ ngon nhưng cuối cùng tiếng người, tiếng nói chuyện, tiếng nhạc thành ra ồn người ta mất ngủ. Vì có người già, người trẻ dễ, thế nào cũng được, còn người già mất ngủ.
Thường thường các cửa hàng bán đồ cho khách ăn uống người ta bật nhạc to, bán đến 2-3 giờ đêm, nhưng cấm là từ lúc 11 giờ không được bán, giờ đó là để dân nghỉ nhưng mà cuộc sống người ta buôn bán nên vẫn phải bán hàng.”
Bây giờ muốn thu hút khách nước ngoài đến Việt Nam ăn chơi, tiêu tiền, chưa đến 1-2 giờ đêm đã đóng cửa. 10 giờ đã đi thông báo là phải dọn dẹp hết rồi thì ai làm được.
Vẫn theo lời người đàn ông này, phía chính quyền cũng đang trong thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ trong công tác tìm hướng giải quyết ô nhiễm tiếng ồn. Ông cũng nhìn nhận rằng thực tế rất khó thay đổi tình trạng “giảm tiếng ồn” về khuya:
“Cái đấy cũng khó vì một đằng người ta làm buôn bán kinh doanh, một đằng khách muốn ngồi ăn uống, muốn vui mà bây giờ không được chơi thì cũng buồn.
Bây giờ muốn thu hút khách nước ngoài đến Việt Nam ăn chơi, tiêu tiền, chưa đến 1-2 giờ đêm đã đóng cửa. 10 giờ đã đi thông báo là phải dọn dẹp hết rồi thì ai làm được.
Không có cách nào, bán hàng đa số ngoài vỉa hè, bây giờ bán trong nhà (nhưng) khách lại (thích) ngồi vỉa hè cơ.”
TS. Nguyễn Minh Phong trả lời báo trong nước vào ngày 2/7 vừa qua cho rằng những thành phố muốn phát triển kinh tế đêm cần có cán bộ chuyên trách và bộ phận giúp việc chuyên sâu để quản lý khu vực dịch vụ ban đêm, học tập kinh nghiệm của nhiều quốc gia đi trước như Anh, Nhật Bản hay Singapore.
Thêm vào đó, vẫn theo tiến sĩ Phong, phía lãnh đạo các tỉnh, thành cần niêm yết công khai những quy định về tiếng ồn để tuyên truyền cho người dân, du khách, kèm theo đó là những chế tài. Ngoài ra, cần kết hợp phạt hành chính với yêu cầu tạm đóng cửa, nhắc nhở, nêu tên nơi công cộng…