Liệu khoa học có là cứu cánh cho việc hợp tác ở Biển Đông

Mới đây, Trung Quốc đã tổ chức một Hội thảo với chủ đề “Hợp tác Hàng hải và Quản trị Đại dương” kéo dài 2 ngày với sự tham gia của các diễn giả đến từ Mỹ và các quốc gia có yêu sách ở Biển Đông, trong đó có cả đại biểu từ Philippines và Việt Nam. Trong hai ngày 16-17/11, Học viện Ngoại giao cũng tổ chức hội thảo riêng tại Hà Nội với chủ đềDuy trì Hòa bình và Hợp tác trong thời kỳ biến động”.

Trong vùng Biển Đông đầy bất ổn và đe dọa như hiện nay, vấn đề suy kiệt môi trường biển vẫn là trung tâm của các cuộc thảo luận khoa học và chính sách khi ngày càng có nhiều nhà sinh vật biển và nhà hải dương học lên tiếng báo động về hiện tượng axit hóa, đa dạng sinh học bị tàn phá, tác động của biến đổi khí hậu, các rạn san hô bị huỷ hoại và nghề đánh bắt thủy hải sản bị đe dọa nghiêm trọng. Chính vì những vấn đề này, ngày càng có nhiều nhà khoa học về biển của Trung Quốc và Việt Nam muốn coi Biển Đông là một nền tảng lý tưởng để thúc đẩy hợp tác khu vực. Thủy triều” đang nâng các con tàu” khảo sát nghiên cứu khoa học lên trên phạm vi chính trị và tuyên bố chủ quyền. Nó mang đến cho vùng biển có nhiều biến động này nhiều giải pháp trọng tâm hơn cho nền hòa bình lâu dài và bền vững của khu vực.

Các chương trình nghị sự tương tự cũng diễn ra tương ứng với sự bắt đầu của Thập kỷ Khoa học Đại dương vì sự Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc năm 2021, đưa ra một quy trình tổng thể, tạo cơ hội cho các cá nhân tham gia và mang tính toàn cầu trong cách tiếp cận của nó. Cũng giống như đại dịch COVID-19 hiện nay đòi hỏi một cách tiếp cận hợp tác và hài hòa để thử nghiệm lâm sàng, mở rộng quy mô và phân phối, môi trường ở Biển Đông đòi hỏi sự hợp tác khoa học chu đáo đối với việc quản lý nghề cá, bảo tồn sinh thái của các rạn san hô và truy cập mở vào dữ liệu đại dương.

Hội thảo 2 ngày ở Trung Quốc được tổ chức tại Hải Khẩu, thủ phủ tỉnh Hải Nam, dưới sự đồng chủ trì của Viện Nghiên cứu Quốc gia về Biển Hoa Nam (NISCSS) và Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc-Đông Nam Á về Biển Hoa Nam (CSARC). Tại hội thảo này, Fu Ying, Chủ tịch Trung tâm Chiến lược và An ninh Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, đã lưu ý với hơn 500 người tham dự tại chỗ và trực tuyến về “nhu cầu cấp thiết phải cải thiện quản trị toàn cầu và nâng cao hiệu quả của các cơ chế phối hợp quốc tế, đó cũng là trường hợp của quản trị đại dương”. Điều trớ trêu đối với Hà Nội là sự kiện xúc tiến hợp tác hàng hải diễn ra gần một bến cảng mới, nơi đóng quân của các lực lượng dân quân biển của Trung Quốc và gần với quần đảo Trường Sa đang tranh chấp.

Trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã đưa tuyên bố yêu sách một cách phi lý đối với 90% diện tích Biển Đông, coi đây là lãnh thổ có chủ quyền của họ, dựa trên cái gọi là “Đường 9 đoạn”. Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói: Tôi nghĩ rằng trong số các vấn đề của CSARC, chúng bao gồm cả an ninh truyền thống và phi truyền thống, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an toàn hàng hải và thông tin liên lạc trên biển, phát triển chung và quản lý tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa và quản lý khủng hoảng”. Tuy nhiên, Poling cũng lưu ý thêm rằng ngay cả khi ngụy trang bằng chiêu bài nghiên cứu khoa học biển, Trung Quốc vẫn tiến hành các hoạt động phục vụ mục đích kinh tế và/hoặc quân sự của họ.

  hhh
Hình minh hoạ. Tàu cá Philippines bị hải cảnh Trung Quốc phun nước khi đậu ở Infanta, Pangasinan, phía Bắc Philippines hôm 22/4/2015
Reuters

Chủ nghĩa bành trướng hàng hải mạnh mẽ của Bắc Kinh được thể hiện rõ qua đội tàu hải quân, các lực lượng tuần duyên và bán quân sự hiện đại liên tiếp đâm tàu đánh cá, quấy rối các cuộc khảo sát thăm dò dầu khí, xây dựng các tiền đồn quân sự trên các đảo san hô bồi lấp và tổ chức các cuộc tập trận.

Trong suốt thời gian vừa qua, kéo dài từ năm 2019 tới nay, các tàu “nghiên cứu khoa học” của Trung Quốc vẫn ngang nhiên xâm phạm các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á khác như Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Mới đây, Chính phủ Trung Quốc còn công bố dự thảo luật hải cảnh với mục tiêu thông qua dự luật này trong năm nay. Mặc dù Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng dự thảo luật này nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên dưới biển và ngành ngư nghiệp Trung Quốc, tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu báo trước các vụ xâm phạm vùng biển của các quốc gia ven Biển Đông và Biển Hoa Đông do tàu Trung Quốc thực hiện sẽ tăng lên trong thời gian tới đây.

Đặc biệt, Điều 19 của dự luật trao quyền cho lực lượng hải cảnh Trung Quốc, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí, khi chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán bị các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài xâm phạm bất hợp pháp trên biển hoặc đối mặt với nguy cơ sắp bị xâm phạm bất hợp pháp. Dự luật cũng làm rõ những loại vũ khí- cầm tay, trên tàu hoặc trên không- có thể được sử dụng trong các trường hợp khác nhau.

Dự thảo luật hải cảnh Trung Quốc cũng cho phép lực lượng hải cảnh đưa các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi lấp, cải tạo và xây dựng trên Biển Đông (trong đó có 7 thực thể tại quần đảo Trường Sa và một số thực thể tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam) vào trong phạm vi bảo vệ của lực lượng này, cho phép họ tham gia thực thi pháp luật trên tất cả các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và cả trên không. Thậm chí, dự luật còn cho phép hải cảnh Trung Quốc dỡ bỏ các công trình do nước ngoài xây dựng tại những vùng biển thuộc “quyền quản lý” của lực lượng này. Ngoài ra, dự thảo luật hải cảnh còn cho phép hải cảnh được tịch thu và tiêu hủy tàu nước ngoài nếu họ “xâm phạm trái phép vùng biển” của Trung Quốc.

Tính tới cuối năm 2019, số tàu tuần tra của lực lượng hải cảnh Trung Quốc là khoảng 130 chiếc, gấp 2 lần so với số tàu của JCG (66 chiếc). Một số tàu hải cảnh Trung Quốc trên 10.000 tấn đã được trang bị các loại pháo cỡ 76mm.

Các hội thảo về Biển Đông đã đưa ra nhiều đề xuất tập trung vào các sáng kiến quản lý biển giữa các nhà khoa học, cộng đồng và công chúng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, phá hủy rạn san hô, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và cạn kiệt nguồn thủy sản. Tuy nhiên, Li Mingjiang, Phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, nói: Tôi nghi ngờ sự hợp tác như vậy sẽ phát triển đáng kể trong những năm tới, vì các tranh chấp ở Biển Đông là một trở ngại lớn cho việc đó”. Có lẽ, chuyên gia này đã chưa nói hết vấn đề, bởi vì cho đến nay, Trung Quốc vẫn luôn là bên khiến cho biển Đông rơi vào tình trạng căng thẳng. Dư luận quốc tế vẫn đang lo ngại khả năng Trung Quốc sẽ tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông để phục vụ các tham vọng của họ. Với các hành động hung hăng, khiêu khích của Trung Quốc như vậy, rất khó có cơ hội để hợp tác trong việc thực hiện các sáng kiến khoa học mà các nhà khoa học đã đề xuất.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Related posts