Miễn nhiệm chức Bộ trưởng công an của Đại tướng Tô Lâm phút 89?

Chiều 21 tháng 5 năm 2024, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày tờ trình đề nghị điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 7. Theo đó, bổ sung nội dung miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ Công an, bầu chủ tịch nước với ông Tô Lâm, căn cứ quy định pháp luật và xem xét đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Không thấy bổ sung nội dung xem xét nhân sự cho chức bộ trưởng Công an thay thế Tô Lâm.

Trước đó, Hội nghị Trung ương 9 kết thúc vào ngày 18 tháng 5 giới thiệu Bộ trưởng Công an Tô Lâm vào chức Chủ tịch nước. Sang ngày 19 tháng 5, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho báo chí biết, Quốc hội sẽ không thực hiện việc miễn nhiệm chức danh bộ trưởng Công an đối với ông Tô Lâm trong kỳ họp này do Hội nghị Trung ương 9 chưa giới thiệu nhân sự Bộ trưởng Công an thay thế ông Tô Lâm.

Như vậy, nếu không có nội dung miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ Công an vào chiều 21 tháng 5 trong khi Đại tướng Tô Lâm đã được Trung ương Đảng giới thiệu cho chức danh chủ tịch nước, có nghĩa ông Tô Lâm kiêm cả hai chức là chủ tịch nước và bộ trưởng Bộ công an.

Chắc hẳn Bộ chính trị và Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam muốn rằng cuộc đốt lò vẫn tiếp tục sau khi ông Lâm rời bộ Công an, bởi việc đốt lò không phải việc của mình ông Lâm, mà của đảng Cộng sản Việt Nam, theo lối tập thể, có nhiều cơ quan tập trung ở Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng do ông tổng bí thư Trọng làm trưởng ban chỉ đạo. – Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore nêu quan điểm của ông với RFA:

“Đến lúc này, ông Lâm là bộ trưởng công an, và là ứng cử viên chức chủ tịch nước. Ông ấy chưa nắm hai chức vụ cùng lúc khi nào. Hôm 19 tháng 5, tổng thư ký Quốc hội nói rằng vì chưa có nhân sự thay thế ông Lâm, nên chưa miễn nhiệm ông Lâm trước khi bầu chủ tịch nước. Hôm nay, theo đề nghị của thủ tướng, Quốc hội đồng ý miễn nhiệm ông Lâm khỏi chức bộ trưởng công an trước khi bầu ông ấy làm chủ tịch nước, Theo lịch đã công bố, chiều nay sẽ miễn nhiệm, sáng mai sẽ bầu. Như thế đúng với hiến pháp năm 2013.

Do chưa có người được cử làm bộ trưởng công an sau khi miễn nhiệm ông Lâm, thì theo thẩm quyền thủ tướng chính phủ có thể ra quyết định để một trong số các thứ trưởng công an đứng ra phụ trách bộ công an, chỉ đạo chung, nhưng có thể không phải là quyền bộ trưởng. Làm như thế đúng với hiến pháp. Chức bộ trưởng công an, có nhiều quyền lực, nên có vài người muốn được làm bộ trưởng sau khi miễn nhiệm ông Lâm. Vì thế, có thể đó là một khó khăn để chọn một người.

Chắc hẳn Bộ chính trị và Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam muốn rằng cuộc đốt lò vẫn tiếp tục sau khi ông Lâm rời bộ Công an, bởi việc đốt lò không phải việc của mình ông Lâm, mà của đảng Cộng sản Việt Nam, theo lối tập thể, có nhiều cơ quan tập trung ở Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng do ông tổng bí thư Trọng làm trưởng ban chỉ đạo”.

Cũng theo ông Hợp, chỉ trong hai tháng qua đã có ba lãnh đạo quan trọng của đảng Cộng sản Việt Nam nghỉ việc, cho nên đang thiếu lãnh đạo cho lúc này, và cho khóa 14, tức là đang có một sự bất ổn về lãnh đạo chính trị.

Ba người mà ông Hợp đề cập đến là ông Võ Văn Thưởng, ông Vương Đình Huệ và bà Trương Thị Mai.

Miễn nhiệm phút 89?

Theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước là người do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, là người đứng đầu Nhà nước. Còn Bộ trưởng là thành viên chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng kiêm chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang qua đời. Ông Trọng giữ hai chức vụ trong hai năm rưỡi, từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 4 năm 2021.

000_34TB4AL.jpg

Việc miễn nhiệm chức Bộ trưởng công an đối với Tô Lâm được bổ sung vào phút chót trong nghị trình Quốc hội, được dư luận cho là bất ngờ và cho thấy sự mất đoàn kết trong nội bộ lãnh đạo cấp cao.

Một nhà quan sát tình hình chính trị trong nước nói với RFA:

“Đây là điều gây sửng sốt cho người dân chúng tôi, bởi mới mấy hôm trước, Quốc hội cho hay chưa có nội dung phê chuẩn miễn nhiệm hay bổ nhiệm chức danh bộ trưởng công an do Đại tướng Tô Lâm nắm giữ, và Bộ trưởng Công an Tô Lâm được giới thiệu vào chức Chủ tịch nước.

Nó cho thấy cái nguyên tắc quan trọng nhất suốt hàng chục năm qua là nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách đã bị phá vỡ. Nó cho thấy nội bộ tập thể Bộ chính trị đang mất đoàn kết nghiêm trọng. Với một vị trí quan trọng như vậy mà họ loan báo vào phút 89, nghĩa là Tô Lâm ‘không kịp trở tay’. Điều này cho thấy cái mô hình độc đảng toàn trị của Việt Nam ngày hôm nay đã lạc hậu, không còn phù hợp với thời đại. Nếu muốn giữ vững ở định chính trị như Bộ chính trị mong muốn thì họ phải chuyển từ mô hình độc đảng toàn trị sang mô hình độc tài toàn trị như ông Tập Cận Bình đang thực hiện

Theo tôi, chính trường Việt Nam sẽ tiếp tục hỗn loạn nếu Tô Lâm vào vị trí Chủ tịch nước, vì Tô Lâm có thể miễn nhiệm cả Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ông Chính cũng xuất thân từ công an nên tôi cho rằng, cả ông Tô Lâm lẫn ông Chính đều nắm trong tay nhiều bằng chứng về nhau. Chính điều đó tôi cho rằng, cuộc đấu đá vẫn còn tiếp diễn và một thời loạn lạc mới đang bắt đầu”.

Điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua ngày 19 tháng 1 năm 2011 nêu rõ, đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Theo tôi, chính trường Việt Nam sẽ tiếp tục hỗn loạn nếu Tô Lâm vào vị trí Chủ tịch nước, vì Tô Lâm có thể miễn nhiệm cả Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ông Chính cũng xuất thân từ công an nên tôi cho rằng, cả ông Tô Lâm lẫn ông Chính đều nắm trong tay nhiều bằng chứng về nhau. Chính điều đó tôi cho rằng, cuộc đấu đá vẫn còn tiếp diễn và một thời loạn lạc mới đang bắt đầu. – Một nhà quan sát tình hình chính trị 

Tạp chí Cộng sản hôm 19 tháng 2 năm 2022 có bài viết “Cụ thể hóa nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị – Thực trạng và một số vấn đề đặt ra”, dẫn giải thích của ông Hồ Chí Minh về nguyên tắc này:

“Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo? Vì một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Vì vậy, cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó…

Vì sao cần phải cá nhân phụ trách? Việc gì đã được đông người bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một người hoặc một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới có chuyên trách, công việc mới chạy”.

Related posts