Người dân: Trợ lý bị bắt thì Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phải rời chức vụ!

Sau khi ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị bắt vì cáo buộc hình sự, một số người dân được RFA phỏng vấn cho rằng người đứng đầu cơ quan lập pháp của Việt Nam phải rời bỏ chức vụ ngay lập tức, thậm chí phải bị điều tra về trách nhiệm hình sự.

Như tin đã đưa, ngày 21/4, Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công an bắt giữ ông Hà với cáo buộc “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” theo Điều 358 của Bộ luật Hình sự, với mức án có thể lên tới 20 năm tù giam nếu bị kết tội.

Ông Hà là trợ lý cho ông Huệ trong hai mươi năm qua, kể từ khi ông này còn làm Tổng Kiểm toán Nhà nước đến chức vụ Bộ trưởng Tài Chính, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, và giờ là Chủ tịch Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội phải từ chức hay bị điều tra hình sự

Tin trợ lý thân tín của ông Vương Đình Huệ bị bắt ngay sau chuyến thăm của ông đến Trung Quốc từ 07-12/04 gây xôn xao dư luận.

Trong ngày mà truyền thông nhà nước đưa tin ông Phạm Thái Hà bị bắt, ông Huệ vẫn chủ trì một cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để bàn thảo về chương trình nghị sự của Quốc hội trong hai tháng tới, cũng như một số dự án luật.

Một người dân quê ở Nghệ An cho rằng, nếu ở trong một một nền chính trị trong sạch, thì với vai trò là cấp trên trực tiếp, ông Huệ phải từ chức khi có những bê bối như nhân viên cấp dưới tham ô, nhận hối lộ,… hay cụ thể trong trường hợp này là “lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi.”

Người này nói với RFA trong ngày 23/4 nhưng không nêu tên vì lý do an ninh:

Rt tiếc Vit Nam hin nay shu mt thchế chính trchng trong sch chút nào, thm chí là rt bn thu. Báo chí tdo không có, các phe phái đấu đá nhau bng vic khui ra nhng vụ án sân sau để tranh giành quyn lc hòng thâu tóm tài sn quc gia cho cá nhân h.”

Ông này cho rằng, “thật ngây thơ” nếu ai đó hiện nay tin vào sự minh bạch của bộ máy Nhà nước hiện nay do Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo và “Tôi chthy đó là mt nhóm ti phm, mà trong đó, có nhiu băng đảng có quyn li mâu thun vi nhau.”

Trên trang Facebook của mình, nhà báo kỳ cựu Nguyễn Thông cho rằng trong cơ quan nhà nước, cấp trưởng và cấp phó nhiều khi không cùng bè cánh nhưng quan hệ giữa một quan chức lãnh đạo và trợ lý/thư ký/cố vấn thì lại khác, đây là một quan hệ hữu cơ có chung một mục đích, chung quyền lợi và ăn chia sòng phẳng, do vậy tuy là cấp trên-cấp dưới nhưng về thực chất thì họ là đồng bọn và đồng lòng, và không có chuyện trợ lý làm sai mà quan chức này không biết.

Một nhà hoạt động động ở Hà Nội, không muốn nêu danh tính cho rằng với các chức vụ trong 20 năm qua thì ông Phạm Thái Hà không có quyền hành gì để giúp Tập đoàn Thuận An, nhưng ngược lại ông có thể đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với người có quyền hành.

Theo nhà hoạt động này, ông Huệ không thể rũ bỏ trách nhiệm nếu đi đến cùng sự việc.

Vmt chính tr, nếu ông Hutchc thì ging các trường hp ca ông Vũ Đức Đam, Phm Bình Minh, Nguyn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng.

Nhưng vmt xlý hình sthì ở Vit Nam chưa có tin lệ đối vi ttr, nên có thphm vi điu tra, xlý hình schdng đến Phm Thái Hà, ri buc ông Hutchc. Điu này khác vi các nước pháp quyn trên thế gii, ví dnhư trường hp cu Tng thng Park Geun Hye ca Hàn Quc.”

Nhà hoạt động Lê Sỹ Bình, người sinh ra ở Nghệ An nhưng hiện đang tỵ nạn tại Thái Lan, thì cho rằng ngoài trách nhiệm chính trị, ông Huệ còn phải chịu trách nhiệm hình sự vì ông này mới là nhân vật chính trong vụ án đang được Bộ Công an mở rộng điều tra. Ông Bình khẳng định:

Ông Vương Đình Huphi chu hoàn toàn trách nhim vì trlý chlàm theo chỉ đạo ca cp trên, tuy nhiên trlý thì vn phi chu ti đồng lõa. Ngoài trách nhim chính trra như tchc hoc bbãi nhim, ông Hucòn phi btruy cu trách nhim hình smi xng đáng.”

Thiếu minh bạch thông tin

Theo các chuyên gia, tự do báo chí và minh bạch thông tin là những yếu tố cần thiết để có thể đối phó với quốc nạn tham nhũng. Tuy nhiên, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có chỉ số tự do báo chí thấp nhất thế giới, theo đánh giá của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) trong nhiều năm qua.

Trong các vụ từ chức gần đây của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng cùng với hai Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh, người dân hoàn toàn không được thông báo về cụ thể các sai phạm của những lãnh đạo này.

Hay những “Tập đoàn Phúc Sơn”, “Tập đoàn Thuận An” chỉ đến khi vụ việc bị vỡ lở và công an công bố, người dân mới được biết trong khi những đại công ty này trúng thầu rất nhiều dự án quan trọng ở nhiều địa phương.

Ông Lê Sỹ Bình bình luận về vấn đề này:

Vic minh bch thông tin Vit Nam đặc bit là vcác lãnh đạo cp cao đối vi người dân thì xưa nay vn là điu xa x, và ngược li thì vic bưng bít thông tin ca các lãnh đạo thì li là strường ca h, chính vì vy mà mi svic vlthì nó đã đi quá xa và đã gây thit hi rt ln cho quc gia.”

Trong các vụ quan chức ngã ngựa trước đây, truyền thông “lề trái” thường đưa ra các tin đồn trước khi vụ việc xảy ra nhiều ngày thậm chí nhiều tuần, và sau đó các tin đồn này trở thành hiện thực khi truyền thông Nhà nước được phép đưa tin.

Người dân quê Nghệ An bình luận về việc này:

Hàng nghìn cơ quan báo chí nhưng câm như hến, cnước trăm triu dân mà ngi hóng tin tNgười Buôn gió, nhưng người này ly tin từ đâu? Nếu không tbên trong ra thì người ngoài có cơ hi tiếp cn không? Tôi nghĩ hssminh bch, nên mi làm nhng trò ném đá giu tay đó. 

Blogger Người Buôn gió (tức Bùi Thanh Hiếu) và Thoibao.de của nhà báo Lê Trung Khoa, ở Đức đều đưa nhiều thông tin về trợ lý thân cận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiều ngày trước khi Bộ Công an công bố bắt tạm giam để điều tra.

Theo một báo cáo gần đây của Chính phủ Việt Nam, quốc gia này có 6 cơ quan đa truyền thông, 127 cơ quan báo, 670 tạp chí, 72 đài truyền hình và truyền thanh, 72 kênh truyền thanh..

Tuy nhiên, theo nhà hoạt động ở Hà Nội thì “tdo báo chí thc syếu, đặc bit loi hình báo chí điu tra ti Vit Nam hoàn toàn khó sng, không thtiếp cn thông tin ddàng, đa dng và tim n nhiu đe da.”

Related posts