Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Ngày 19/7, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thông báo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời. Một ngày trước đó, họ thông báo rằng ông Trọng, chính trị gia 80 tuổi được xem là người có quyền lực nhất đất nước, đã được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe.

Ông đã không tham dự số cuộc họp quan trọng trong những tháng gần đây và thậm chí khi tham dự, ông có vẻ không khỏe mạnh và đi không vững. Ông đã bị đột quỵ vài năm trước nhưng dường như sau đó đã hồi phục.

Tuy nhiên, nhiệm kỳ thứ ba gần như chưa từng có tiền lệ của ông đã bị cắt ngắn.  Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an – người vừa được thăng chức Chủ tịch nước vào tháng trước, giờ đây sẽ đảm nhận nhiệm vụ của ông Trọng.

Lãnh đạo Đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.  

P2.jpg
Một người đi xe ngang qua bức áp phích cổ động cho Đại hội Toàn quốc lần thứ 13 của ĐCSVN vào 22/1/2021 tại Hà Nội. Nguồn ảnh: Nhac Nguyen/AFP.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục”. Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của Đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ở bên ngoài, sự độc quyền quyền lực của nó an toàn hơn. Đảng đã gia tăng đàn áp các nhà hoạt động và dân chủ trong khi xoa dịu dân công chúng bằng việc hạ bệ những kẻ tham nhũng lớn/có tên tuổi.

Khu vực tư nhân cũng đã bị hạn chế do đó không tạo ra mối đe dọa nào đối với quyền lực chính trị của Đảng. Nền kinh tế đã bảo vệ Đảng khỏi bất kỳ hậu quả/sự trừng phạt đáng kể nào từ phía phương Tây liên trong vấn đề nhân quyền.

Chiến dịch “Đốt lò”

Tuy nhiên, trong nội bộ ĐCSVN, ông Trọng đã để lại một sự bung bét.

Ông Tô Lâm, với tư cách là Bộ trưởng Công an và Thủ tướng Phạm Minh Chính, đã sử dụng chiến dịch “Đốt lò” chống tham nhũng của ông Trọng một cách nghệ thuật để thúc đẩy các lợi ích của mình, loại bỏ một cách hiệu quả những ai có thể là đối thủ của mình trong cuộc đua giành chiếc ghế của ông Trọng vào năm 2026.

Nhiều ủy viên Bộ Chính trị đã bị sa thải hơn bất cứ lúc nào mà chúng ta có thể nhớ.  Hai Chủ tịch nước đã “từ chức” trong vòng hai năm. Nhân sự Bộ Chính trị hiện nay chủ yếu là các nhà quân sự và an ninh trị –  hai phe phái duy nhất (đôi khi là đối thủ của nhau) – còn lại nắm giữ quyền lực.

Ông Tô Lâm, nếu chính thức trở thành quyền Tổng bí thư (việc này Bộ Chính trị sẽ phải bỏ phiếu), sẽ ở một vị thế đắc địa để duy trì chức vụ này trong năm 2026. Người ta hình dung rằng ông ta có những ý tưởng rất khác ông Trọng về bản chất của Đảng Cộng sản (ĐCS).

Trong thời kỳ đầu của chiến dịch chống tham nhũng, ông Trọng đã phát biểu rằng ông không muốn “bắt chuột bể bình”, hàm ý rằng chống tham nhũng là để bảo vệ một ĐCS mỏng manh chứ không phải để phá nó thành từng mảnh.

P3.jpg
Chủ tịch nước Tô Lâm, phía trước bên phải và Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Seiha, phía sau bên phải, viếng thăm Tượng đài Độc lập ở Phnom Penh ngày 13/7/2024. Nguồn ảnh: Tang Chhin Sothy/AFP

Tuy nhiên, trong nỗ lực tiêu trừ tham nhũng ở một thể chế tham nhũng, ông Trọng đã làm xói mòn hết tất các quy định mà ĐCSVN đã có để ngăn ngừa sự xuất hiện một nhân vật lãnh đạo tối cao ở vị trí cao nhất.  

Ông Trọng đã vi phạm ba “chuẩn mực” lớn  mà Đảng đưa ra vào đầu những năm 1990.

Các ủy viên Bộ Chính trị được kỳ vọng sẽ nghỉ hưu ở tuổi 65 và các cá nhân chỉ có thể giữ các vị trí cấp cao nhất tối đa hai nhiệm kỳ. Quan trọng hơn, không ai có thể cùng lúc nắm giữ hai trong bốn vị trí quyền lực nhất đất nước: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.

Hệ thống “tứ trụ” này đã xây dựng một hình thức chọn người kế nhiệm. Những thay đổi nhân sự và phân chia quyền lực thường xuyên trong giới tinh hoa chính trị có thể giúp ngăn ngừa việc ĐCS nghiêng về phía độc tài.

Phá vỡ các chuẩn mực

Các chuẩn mực này đã tạo ra một cấu trúc mà ở đó các chính trị gia có thể đấu đá về các chính sách, thường khá khốc liệt, nhưng không không làm toàn bộ bộ máy phải sụp đổ vì chia rẽ. Có thể có sự luân phiên thường xuyên giữa các phe phái và mạng lưới địa lý (vùng miền) khác nhau, có nghĩa là không có một nhóm nào ngự trị quá lâu.

Hà Nội gọi đây là “dân chủ tập trung”. Tất nhiên, nó không phải là dân chủ mà là một hình thức đa nguyên mà về lý thuyết, đã giúp ngăn cho Đảng không rơi vào tình trạng độc tài như ở Bắc Triều tiên, Cuba hay Trung Quốc thời kỳ Tập Cận Bình.

Ông Trọng đã phá vỡ tất các các quy tắc này.

Từ năm 2018 đến năm 2021, ông đồng thời giữ các chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước, là người đầu tiên làm điều này kể từ năm 1986 (Ông Tô Lâm dường như có khả năng lặp lại tiền lệ này).

Ông Trọng qua đời khi đang ở nhiệm kỳ Tổng bí thư thứ 3 của mình – nhà lãnh đạo đầu tiên kể từ thời ông Lê Duẩn có kỷ lục tại vị lâu như vậy. Ông không chỉ thường xuyên khiến Đảng bỏ qua các giới hạn về tuổi nghỉ hưu cho ông mà những ngoại lệ này đã được đưa ra một cách sẵn sàng và dễ dàng trong suốt thời kỳ ông nắm quyền lực (ông Trọng nhẽ ra phải nghỉ hưu vào năm 2021 hoặc sớm hơn).

P4.jpg
Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Nguồn ảnh: Manan Vatsyayana/AFP  

Đồng thời, chiến dịch chống tham nhũng đã tập trung hóa quyền lực vào tay một số ngày càng ít ỏi ủy viên Bộ Chính trị. Chính trị trong bộ máy Đảng ở cấp tỉnh thành đã bị loại bỏ và hạn chế để trao thêm quyền lực cho bộ máy Đảng cấp trung ương. Đảng thống trị chính phủ. Bộ Công an giám sát tất cả.

Điều này đã luôn xảy ra. Làm thế nào khác để làm sạch một tổ chức không thể làm sạch được – nơi quyền lực thường chảy dồn lên trên và kỷ luật được thực thi chỉ bởi những người ở trên quý vị?  Chiến dịch này làm gia tăng sự cần thiết phải có một bộ phận trong Đảng duy trì quyền lực vô thời hạn.

Ai có thể chỉ ra thế nào là đạo đức thực sự và những cán bộ nào là thực sự có đạo đức? Có một nhóm người trong Đảng đã và đang điều hành chiến dịch chống tham nhũng này.

Trong một bài phát biểu về chủ đề này, ông Trọng hối thúc Đảng “tăng cường giám sát việc sử dụng quyền lực của cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu, tăng cường giám sát trong nội bộ tập thể lãnh đạo; công khai sử dụng quyền lực theo pháp luật để cán bộ, nhân dân giám sát”.

Việc thanh trừng, loại bỏ là nhằm mục tiêu thực hiện quan điểm không ai có quyền lực tuyệt đối trên Đảng. Bất kỳ ai sử dụng quyền lực đều phải phục vụ Đảng, chịu trách nhiệm trước Đảng.

Thời điểm chín muồi cho cai trị độc tài

Tuy nhiên, để thành công, chiến dịch chống tham nhũng không chỉ đòi hỏi những cá nhân có đạo đức duy trì quyền lực ở vị trí cao nhất trong hệ thống quyền lực, nó còn cần có sự đổi mới thường xuyên của thậm chí nhiều cá nhân có đạo đức hơn để lãnh đạo Đảng trong tương lai. Như vậy, chiến dịch chống tham nhũng là cái gì đó chỉ có thể duy trì nếu những người có quan điểm tương tự có được các vị trí quyền lực. Nhưng điều này khó có thể xảy ra.

Thực sự, ông Trọng là một nhà tư tưởng, một người theo chủ nghĩa Mác-xít tận tụy, nhưng ông có nhiều phẩm chất của một nhà đạo đức học hơn các đồng chí của mình. Giống như ông Hồ Chí Minh, ông Trọng coi sự thoái hóa đạo đức là căn nguyên, gốc rễ của mọi vấn đề chứ không phải do cấu trúc/thể chế.

Thực tế, ông là một kiểu nhà xã hội chủ nghĩa như Che Guevara, người tin rằng để thay đổi một hệ thống, cần thay đổi hành vi của con người và rằng có thể hoàn thiện bản chất con người và tạo ra “con người xã hội chủ nghĩa mới” bằng cách tước bỏ bản năng tham lam, thích thăng quan tiến chức và thiên vị thân hữu/ưu ái người nhà (nepotism) của con người.

Instead of changing the system, Trong tried to change people.To do so required concentrating power into the hands of a few “moral” apparatchiks. 

Thay vì thay đổi hệ thống, ông Trọng đã cố gắng thay đổi con người. Để làm như vậy đòi hỏi phải tập trung quyền lực vào tay một số cái máy quyền lực/cán bộ trung thành (apparatchik) “có đạo đức”.

Ông Trọng phát hiện ra rằng, cũng như hầu hết người bên ngoài đã biết, những người ở đỉnh cao của thể chế, đã lên được những vị trí đó chủ yếu là nhờ sự tham lam, tham nhũng và tận dụng quan hệ thân hữu – những thứ mà ông muốn chữa trị. Những kẻ cơ hội đột ngột xuất hiện và biết rằng họ có thể trừ khử đối thủ của mình bằng các cáo buộc tham nhũng. 

P5.jpg
Công an áp giải nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng (người ở giữa), sau phiên tòa xét xử ông liên quan tới các gian lận xung quanh các chuyến bay hồi hương thời COVID-19 tại Hà Nội ngày 28/7/2023. Nguồn ảnh: Anh Tuc/AFP

Tất cả mọi người có chút tầm quan trọng trong Đảng hoặc bộ máy nhà nước đều có những bí mật đáng xấu hổ (chĩnh mắm thối), vì vậy các cáo buộc cũng như việc từ chức, sa thải đã tăng lên gấp bội. Chỉ đơn giản rằng ai là người quyết định và quyết định tiết lộ chĩnh mắm thối nào thôi.

Giới quân sự và an ninh trị, các cán bộ an ninh và công an, những người đã giành giật quyền kiểm soát Bộ Chính trị, biết rõ nhất nên tìm những chĩnh mắm thối ở đâu.

Hơn 13 năm qua, ông  Trọng đã bắt được một số con “chuột”, nói theo cách ẩn dụ của ông ấy. Một số con thực sự to. Nhưng tham nhũng vẫn lan tràn và ông ấy đã khiến cho “chiếc bình” trở nên mỏng manh, dễ vỡ hơn.

Trước đây, một số nhà bình luận cho rằng ông Trọng đang trở thành một “Tập Cận Bình của Việt Nam” nhưng ông ấy đã không như vậy.

Nhưng việc ông ấy làm xói mòn các chuẩn mực của Đảng Cộng sản và sự tích tụ quyền lực cần thiết để đấu tranh chống tham nhũng đã mở ra cánh cửa/cơ hội cho sự xuất hiện của một lãnh đạo tối cao, một cuộc đảo chính của độc tài, và một Đảng Cộng sản ít đa nguyên và ít dựa trên sự đồng thuận hơn. 

*David Hutt là nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu Trung Âu về các vấn đề châu Á (CEIAS) đồng thời là một cây viết chuyên mục cho tờ The Diplomat. Ông viết bản tin Watching Europe In Southeast Asia. Các quan điểm trong bài viết là của riêng ông và không phản ánh quan điểm của RFA.

Related posts