Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dự tính xuất thêm tiền túi 1 tỷ USD để tài trợ cho nhà sản xuất xe điện VinFast đang trên đà thua lỗ.
Phát biểu tại cuộc họp cổ đông hôm 25/4 của VinGroup, tập đoàn do ông làm chủ tịch và sở hữu trực tiếp 18% cổ phần, ông Vượng nói sẽ có thể mở rộng đầu tư hơn nữa vào VinFast sau khi ông và Tập đoàn VinGroup rót 11,4 tỷ USD vào công ty tính đến cuối năm ngoái.
“Tôi dự định sẽ tài trợ cho VinFast 1 tỷ USD từ tiền túi của mình”, ông Vượng không nêu rõ khi nào sẽ chi ra số tiền này, đồng thời khẳng định VinFast không gặp vấn đề về dòng tiền và chưa chậm ngân hàng một đồng lãi nào.
Trong một bài viết của Yahoo News vừa qua, tác giả nhận định cho rằng VinFast có thể không tồn tại đến cuối năm nay, minh chứng là dòng tiền tự do âm trong quý đầu tiên đã lên tới con số đáng kinh ngạc là 717,3 triệu USD, trong khi tiền trong nhà băng chỉ còn lại 123,3 triệu USD.
Đúng một năm trước, cũng trong cuộc họp cổ đông, VinFast và ông Phạm Nhật Vượng đã ký thỏa thuận cam kết, đó là ông Phạm Nhật Vượng sẽ hiến tặng một tỉ USD trong vòng một năm tới cho VinFast từ nguồn tài sản cá nhân, Vingroup tài trợ không hoàn lại 500 triệu USD, đồng thời cho VinFast vay một tỉ USD với thời hạn tối đa 5 năm.
Theo hãng tin Reuters, ông Vượng hồi đầu năm 2024 thay thế bà Lê Thị Thu Thủy để làm Tổng giám đốc VinFast, công ty do chính ông sở hữu 97% cổ phần trực tiếp và thông qua các công ty mà ông kiểm soát.
“Vinfast là sứ mệnh, danh dự và tương lai của Vingroup nên chúng tôi không bao giờ buông Vinfast””, mạng báo Tuổi trẻ trích lời ông Vượng nhấn mạnh.
Giá cổ phiếu của VinFast đã giảm xuống còn 2,5 USD so với lần niêm yết ban đầu vào tháng 8 năm ngoái ở mức 10 USD (đạt đỉnh hơn 90 USD), do công ty không đạt được mục tiêu bán hàng vào năm ngoái và tiếp tục báo lỗ nặng.
Hồ sơ cho thấy hơn 70% trong số 35.000 ô tô VinFast bán ra năm ngoái thuộc về hãng taxi điện Xanh SM, thuộc sở hữu của ông Vượng. 10% còn lại thuộc về VinGroup và các đơn vị trực thuộc.
Vì Xanh SM cũng đang phải đối mặt với chi phí cao trong khi cố gắng mở rộng thị trường gọi xe Việt Nam và nước ngoài, Vương cho biết hôm thứ Năm rằng ông dự định niêm yết hãng taxi này trên thị trường quốc tế nếu điều kiện cho phép.
Ông cũng cho biết Tập đoàn VinGroup đang xem xét niêm yết đơn vị kinh doanh khách sạn Vinpear trong năm nay.
Tháng trước, VinGroup đã công bố bán cổ phần và tài sản trị giá 1,6 tỷ USD tại đơn vị bán lẻ Vincom Retail, một trong những cỗ máy tạo ra lợi nhuận chính của tập đoàn, cùng với Vincity, công ty con về bất động sản này vẫn có lãi nhưng phải đối mặt với thị trường đầy thách thức.