Phận người sắc tộc Tây Nguyên (Phần 3): Nỗ lực vượt thoát và lối ra

Ủy ban Dân tộc nhà nước Việt Nam vào giữa năm 2020 công bố kết quả của cuộc khảo sát về thực trạng kinh tế và xã hội của 53 dân tộc thiểu số Việt Nam, mà ủy ban này cùng Tổng cục Thống kê thực hiện trong năm 2019.

Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của các hộ Dân Tộc Thiểu Số (DTTS) trên cả nước là 35,5%, một con số cao gấp 3,5 lần tỷ lệ chung của toàn quốc (10,2%). Ở Tây Nguyên con số hộ nghèo cũng tương tự là 35,5%.

Nhà nước có chiến lược xóa đói- giảm nghèo và đưa ra những chương trình lớn cấp quốc gia giúp nâng cao đời sống cho người dân tại những vùng sâu- vùng xa, vùng người dân tộc thiểu số sinh sống. Những chương trình như thế được tài trợ khá nhiều từ các tổ chức khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên thực tế cho thấy biết bao người như những cảnh đời được trình bày trong hai phần trước vẫn không hề được thụ hưởng từ những nguồn tài trợ đó.

Vượt thoát và lên tiếng

Vào những năm 2000, tập thể người sắc tộc tại Tây Nguyên đã đứng lên biểu tình đòi đất đai mà họ cho là của tổ tiên, cha ông họ để lại; tuy nhiên sau những cuộc biểu tình vào những năm từ 2001 đến 2004, nhiều người bị bắt, bị bỏ tù , sách nhiễu dẫn đến làn sóng tìm đường trốn chạy qua ngã biên giới Campuchia.

Ông Y Quynh năm 2018 đã trốn được đến Thái Lan và hiện nay đang chờ Liên Hiệp Quốc xét quy chế tị nạn. Ông nói muốn đòi được quyền hành đạo, quyền bình đẳng thì chính người dân tộc phải đứng lên đòi quyền sống của mình.

“Từ tình trạng chính quyền họ đàn áp người Thượng thì tôi tới Thái Lan. Tôi bắt đầu tìm các tổ chức nhân quyền, tôi kết nối và tôi cùng với các thành viên của nhóm người Thượng thành lập nhóm Montagnards Stand for Justice.

Sức mạnh của chúng tôi là chúng tôi muốn người Thượng tự tin đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo hay niềm tin của mình và thúc đẩy việc vệ bảo vệ thực hiện nhân quyền ở Tây Nguyên. Mục tiêu của chúng tôi đó là xây dựng nội lực cho các cộng đồng người thiểu số bản địa ở khu vực Tây Nguyên và tổ chức người Thượng đứng lên vì công lý có những giải pháp”.

“Sức mạnh của chúng tôi là chúng tôi muốn người Thượng tự tin đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo hay niềm tin của mình và thúc đẩy việc vệ bảo vệ thực hiện nhân quyền ở Tây Nguyên. Mục tiêu của chúng tôi đó là xây dựng nội lực cho các cộng đồng người thiểu số bản địa ở khu vực Tây Nguyên và tổ chức người Thượng đứng lên vì công lý có những giải pháp”. -Ông Y Quynh Bdap

Nhóm Montagnards Stand for Justice – Người Thượng Đứng Lên vì Công Lý ra đời tháng 7/2019 và tu tập trên dưới 20 người Thượng tị nạn. Ông Y Quynh là điều phối viên của nhóm, chia sẻ: 

“Từ năm 2019 cho đến nay thì chúng tôi cũng có các thành quả là chúng tôi đã từng viết, gửi 60 bản báo cáo vi phạm được dịch sang tiếng Anh và đã gửi cho Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc.

Chúng tôi cũng sắp xếp buổi gặp mặt giữa TNLT người Tây Nguyên đi gặp được quan chức Hoa Kỳ. 

Chúng tôi cũng cố gắng mở các lớp tiếng Anh cho người Tây Nguyên và chúng tôi cũng có thành viên nhóm trẻ của người Tây Nguyên vì Công Lý. Họ khao khát và cố gắng trong việc học tập để mang lại tự do nhân quyền cho người Tây Nguyên”.

Hỗ trợ từ nhiều phía

Ông Y Quynh Bdap nhấn mạnh, các thành quả không thể đạt được nếu không có sự liên kết và hỗ trợ từ các tổ chức kết nghĩa của người Việt hải ngoại, tổ quốc tế và đại sứ quán các nước Tây Phương cũng như sự hướng dẫn của các chuyên gia luật như chương trình hỗ trợ pháp lý của BPSOS, tổ chức Cứu Người Vượt Biển.

Cựu TNLT, ông Trương Minh Tam, nay sống tại Hoa Kỳ, là thành viên của nhóm trợ giúp pháp lý đó. Ông chia sẻ thêm hướng hoạt động của nhóm khi nhà nước giành quyền phê chuẩn tổ chức nào được quyền hành đạo:

“Chúng tôi giải quyết bằng cách này. Chúng tôi đặt vấn đề đó là quyền có hay không có một cái niềm tin tôn giáo của từng cá nhân một… Nên trong các mẫu đơn của chúng tôi, chúng tôi đều nhấn mạnh với chính quyền là chúng tôi không tới để xin đăng ký một tổ chức tôn giáo mà chúng tôi yêu cầu chính quyền hướng dẫn chúng tôi sinh hoạt giáo. Bởi vì đó là quyền tuyệt đối, không ai có thể tước đoạt đi được. Và khi nó được hình thành như tôi vừa nói, hình thành nhóm người hoặc nhiều người trong một cộng đồng mà cùng có chung một niềm tin thì chắc chắn là nhà nước Việt Nam sẽ phải nghĩ tới các hình thức quản lý pháp lý nào cho phù hợp nhất với mức độ phát triển đó”.

Ông Tam cũng nói thêm, cần phải hướng dẫn người sắc tộc, vốn không quan trọng việc có văn bản, khi làm việc với chính quyền phải có những tài liệu xác nhận hành vi của chính quyền. Như khi từ chối cấp hộ khẩu, cấp giấy tờ tùy thân, không cho phép đăng ký tổ chức tôn giáo thì phải có văn bản. Việc này vô cùng quan trọng, ông nói, vì các tòa đại sứ Tây Phương rất muốn hỗ trợ các dân tộc thiểu số nhưng phải có bằng chứng, văn bản trong từng trường hợp một.

Y-Quynh-Bdap.jpg
Ông Y Quynh Bdap, cùng một số sắc tộc thiểu số Tây Nguyên tị nạn ở Thái Lan, đã thành lập nhóm Montagnards Stand for Justice.

Thay đổi phương thức đấu tranh và kết quả

Ông Trương Minh Tam cho biết nhiều người dân tộc thiểu số tham gia lên tiếng nay hiểu được việc phải thay đổi phương cách hoạt động, không thể hoạt động cứng ngắc như bấy lâu nay. Ông nhận xét đã cố một số cải thiện cụ thể trong thời gian qua:

“Nó có một cái điều mà hai năm trở về trước thì chúng ta thấy rằng cộng đồng người Tây Nguyên khá bị thua thiệt mặc dù họ gửi rất nhiều bản báo cáo.

Nhưng mà hai năm trở lại đây thì nó đã bắt có một cái sự thay đổi đáng kể. Đó là chất lượng của các báo cáo quốc tế của cộng đồng H’Mông, của người Ê Đê, người Thượng ở Tây Nguyên đã có sự cải tiến qua một số các chương trình huấn luyện của BPSOS cùng với một số các tổ chức quốc tế, một số tổ chức người Việt chuyên theo dõi vấn đề ở Tây Nguyên”.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS chia sẻ thêm về một số điểm tích cực trong thời gian qua:

Có khoảng 80, 81 cộng đồng mà chúng tôi theo dõi ở Tây Nguyên trong mấy năm qua thì có đến 80 cộng đồng mà chúng tôi thấy có sự cải thiện từ chính quyền. Không phải là do thiện chí từ chính quyền mà do những người Tây Nguyên này đã học và hiểu được luật Việt Nam, họ hiểu được luật quốc tế và họ không còn thụ động nữa. Họ đã gửi những văn thư, kiến nghị hoặc là những văn thư khiếu nại để yêu cầu chính quyền phải thực thi đúng với luật pháp Việt Nam về nhiều lĩnh vực. 

Chẳng hạn như mới đây có một vùng Tây Nguyên đã bị đập thủy điện xả nước và ảnh hưởng tới ruộng rẫy của họ. Đầu tiên thì họ không được sự bồi thường nào hết. Sau đó thì họ được sự tư vấn của một luật gia và họ làm đúng theo luật pháp Việt Nam và cuối cùng đã được bồi thường là 87.000.000₫ Việt Nam tương đương với gần 4.000 Mỹ Kim, con số không nhiều nhưng mà được bồi thường thỏa đáng”.

Ông Thắng cho biết, tháng 9/2021 Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tình hình những người bảo vệ nhân quyền sẽ có bản phúc trình gửi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Những người theo đuổi công lý cho dân tộc Tây Nguyên hiện đang nỗ lực nộp danh sách của những TNLT Tây Nguyên bị án đặc biệt nặng nề, từ 10 năm, trở lên đến Báo cáo viên.

Nhưng công việc không ngừng ở đó. Ông Thắng nói:

“Liên Hợp Quốc rất là quan trọng bởi cái nhận định của họ, phán quyết, phán đoán của họ rất là vô tư. Không thể cáo buộc rằng là họ thiên lệch. Do đó khi mà họ đã lên tiếng thì chúng tôi lại dùng sự lên tiếng của Liên Hợp Quốc để đi vận động các quốc gia khác như là bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, chính quyền Đức, chính quyền Anh Quốc, chính quyền Liên Âu thì Việt Nam không thể cáo buộc Liên Hiệp Quốc có sự chênh lệch về quan điểm chính trị”.

Các cơ quan ngoại giao Phương Tây ở Việt Nam  cũng ra tín hiệu cho thấy họ rất quan tâm về trường hợp của người sắc tộc Tây Nguyên và đây sẽ là cơ sở để họ tiến hành các biện pháp hỗ trợ cho những thành phần bị áp bức đó.

Related posts