Tuyên bố của Thủ tướng VN về chống dịch COVID-19 đi ngược với thực tế?

Hơn năm tháng thực hiện phong toả nhiều tỉnh, thành để phòng chống dịch COVID-19 – làm hơn 40 ngàn người chết, hàng triệu người đói vì mất việc làm-  cùng với việc đối diện với hai đại án tham nhũng liên quan đến COVID là Việt Á và Chuyến bay giải cứu, mà hậu quả của nó khiến hàng loạt quan chức ngồi tù, người dân chịu thiệt thòi, nhưng Thủ tướng VN mới đây vẫn dõng dạc tuyên bố “Việt Nam đã chống dịch thành công”.

Ông Chính hôm cuối tháng 10/2023 còn khẳng định “Thành công trong cuộc chiến chống đại dch mt lần nữa khẳng định tinh thần Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam không lùi bước trước mọi khó khăn, thách thức.”

Ngoài nêu cao tinh thần “không lùi bước”, Thủ tướng VN không quên ca ngợi các biện pháp chống dịch của Chính phủ VN, và các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ người dân trong mùa dịch.

Trái ngược với cách “tô hồng” trong bài phát biểu của Thủ tướng, một số người dân mà RFA phỏng vấn lại có cái nhìn rất khác.

Y tế vỡ trận

2020-08-10T071525Z_901637647_RC2VAI9PS24Z_RTRMADP_3_HEALTH-CORONAVIRUS-VIETNAM-TESTING.jpeg
Người dân tập trung xét nghiệm COVID ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Ông Cao Hà Trực ở TPHCM cho biết cả gia đình ông có 16 người nhiễm COVID và một người không qua khỏi. Ông đánh giá chiến lược cách ly và điều trị tập trung là sai lầm. Nó khiến cho hệ thống y tế quá tải, người bệnh không được chăm sóc chu đáo nên dẫn tới tình trạng bệnh nặng càng nặng hơn:

“Mình không hiểu cái thành công mà ông ấy (Thủ tướng – PV) nói là gì nhưng đối với nhìn nhận của một người dân như tôi thì tôi nghĩ không có ai coi là thành công hết đó là một sự thất bại ê chề.

Nhà tôi có 16 người. Anh tôi bị bệnh tiểu đường cho nên khi phong tỏa như thế thì anh tôi không thể đi bệnh viện chữa trị cho nên bệnh của anh ấy bị mất khả năng kiểm soát và khi COVID nhập vào anh ta bị mất kháng thể và chết rất nhanh.

Họ (cán bộ địa phương – PV) nói rằng thuốc men để họ đi mua nhưng thực tế thì trong một tuần họ chỉ cho một bịch thuốc và mấy củ cải mà chắc chỉ ăn một ngày là hết, trong khi nhà tôi có đến 16 người, một tuần lễ sau họ mới đến hỏi thăm một lần nữa. Nếu như tôi không thể ra ngoài mua hoặc không có người dân khác hỗ trợ thì chúng tôi chết ngay trong nhà, không chết vì COVID thì cũng chết vì đói.”

Ngoài ra, theo ông Trực, chiến lược truy vết rồi đưa bệnh nhân đi cách ly tập trung còn tạo ra sự kỳ thị, nghi kỵ lẫn nhau trong cộng đồng:

“Cuộc cách ly đó làm cho con người ta hoảng sợ đến nỗi nghi kỵ lẫn nhau, đó mới là nguy hiểm. Nó làm mất tình người, bởi vì đi đâu người ta cũng sợ lây nhiễm, rồi người này kỳ thị người kia, cho nên làm cho tình người bị ngăn cách, rất nhiều người bị khủng hoảng tinh thần.”

Theo thống kế của Bộ Y tế, tổng số người tử vong do dịch COVID-19 tại Việt Nam là 43.178 người. 

Dân đói phải tháo chạy về quê

2021-09-06T000000Z_866006897_RC2CKP9NW9CY_RTRMADP_3_HEALTH-CORONAVIRUS-VIETNAM.jpeg
Một khu vực bị phoa toả trong mùa dịch 2021. Ảnh: Reuters

Từ đầu tháng 5/2021, dịch bùng phát ở các tỉnh – thành phía Nam. Lúc bấy giờ, theo thông tin từ truyền thông, chính phủ VN lần lượt ra các quyết định “giãn cách xã hội” nhưng thực chất là phong toả toàn bộ khiến tất cả hàng quán, chợ truyền thống phải đóng cửa, mỗi hộ gia đình chỉ được ra đường 2-3 lần/mỗi tuần để mua thực phẩm trong các siêu thị.

Thời điểm đó, mỗi ngày trên mạng xã hội đều xuất hiện những lời kêu gọi cứu đói, hỗ trợ thực phẩm cho người dân, đặc biệt là ở các xóm trọ nghèo, dân lao động phổ thông nhập cư.

Bà Ph, hiện đang ở TPHCM – nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do dịch COVID hồi cuối năm 2021 – nói, không biết nhà nước đã dựa vào các tiêu chuẩn nào để đánh giá là đã chống dịch thành công, vì theo bà, trong thời điểm phong toả gắt gao nhất, mọi người đều vô cũng lao đao, khủng hoảng với phương thức phòng dịch cực đoan của chính phủ.

Bà Ph. Nói với RFA:

“Chắc do ông Thủ tướng ở trên cao không thấy được những việc ở dưới dân.

Có lần mình nhớ đi đến một xóm trọ ở gần bến xe Miền Đông, có một bà cụ bị mù một mắt dắt theo mốt đứa nhỏ xin quà của mình, bà nói bà không biết và cũng không có điện thoại để lên mạng kêu cứu.

Khi Bắt đầu mở phong toả cho Sài Gòn vào cuối tháng 10/2021, lúc đó có rất nhiều người hoảng loạn chạy về quê. Nếu chống dịch thành công sao nhiều người tháo chạy vậy?

Tất cả những điều vừa kể không biết chính phủ có ghi nhận không, hay là tốt đẹp nhận hết còn cái xấu thì lờ đi?

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, đến hết quý 3/2021, có hơn 28,2 triệu người do bị mất việc làm, giảm giờ làm, giảm thu nhập… do tác dịch COVID-19.

Mất việc làm và không được hỗ trợ kịp thời dẫn tới hệ quả hàng triệu người lao động ùn ùn tháo chạy khỏi các thành phố lớn phía Nam đổ về quê. Cũng theo Tổng cục thống kê, đến tháng 9/2021, có khoảng 1,3 triệu lao động về quê vì cuộc sống quá khó khăn.

Lợi dụng dịch bệnh để “móc túi” dân

Lợi dụng tình hình dịch bệnh và tâm lý hoang mang của người dân, hàng chục các quan chức đầu ngành tại hai bộ Y tế và Ngoại giao đã “móc túi” người dân không thương tiếc qua hai đại án được phanh phui sau đó là Việt Á và “chuyến bay giải cứu”.

Về vụ án “Chuyến bay giải cứu” – tính đến tháng 8/2023 đã có ít nhất 54 quan chức ngoại giao cấp cao bị kết án vì nhận hối lộ hơn 7,4 tỷ đồng để dàn xếp các chuyến bay đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước trong thời gian phong tỏa do đại dịch COVID-19, ông Cao Hà Trực nói:

“Vì vậy nhà nước đã vẽ ra một bức tranh rất đẹp là các chuyến bay giải cứu rất nhân đạo, lúc bấy giờ chưa ai phát hiện ra như thế nào là nhân đạo.

Sắp sau này vỡ lẽ ra thì mọi người mới biết ra đó chỉ là một bức tranh mà họ vẽ ra thôi họ cường điệu hóa lên để cho người ta dễ tin và cui cùng trở thành một cạm bẫy. Bây giờ nổ ra một số quan chức lớn phải đi tù, bị truy tố. Nó cho thấy rằng một sự tuyên truyền láo, không thực tế.”

Trong vụ nâng giá kít xét nghiệm Việt Á, tính đến tháng 8/2023, Cơ quan điều tra Bộ Công an công bố đã có kết luận điều tra vụ, đề nghị truy tố 38 bị can, trong đó có cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh.

Vi phạm nhân quyền

Cô Minh Trang, thạc sỹ chuyên ngành Quyền và Thực hành quyền nhận định với RFA rằng, trong thời gian chính phủ Việt Nam thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, một số quyền của người dân bị xâm phạm, bao gồm quyền riêng tư cá nhân, chỗ ở, thư tín và đặc biệt là quyền tự do đi lại.

Cô phân tích, theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị quy ước, Quyền tự do đi lại bao gồm các thành tố sau: tự do la chọn nơi ở khi đang sống hợp pháp tại một quốc gia, tự do rời khỏi một đất nước, và tự do quay trở về tổ quốc.

Trong khi đó, suốt thời gian dịch bệnh, chính phủ Việt Nam đã đóng cửa biên giới, khiến cho nhiều công dân Việt Nam gặp khó khăn hoặc không thể trở về nước, là vi phạm quyền tự do đi lại của người dân.

Mặc dù điều 12 ca Công ước này chỉ ra rằng trong một số trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia hoặc y tế công cộng thì quyền tự do đi lại có thể bị hạn chế nhưng các biện pháp hạn chế này phải tuân theo luật định và không mâu thuẫn với các quyền khác trong Công ước.

Bình luận chung số 27 về quyền tự do đi lại của Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhấn mạnh rằng trong bất kỳ trường hợp nào, một người cũng không thể bị tuỳ tiện tước đoạt quyền trở về tổ quốc. Mọi hành động can thiệp của nhà nước phải được tiến hành theo luật định, tuân theo tôn chỉ và mục đích của Công ước này.

Việc nhà nước tổ chức các chuyến bay “giải cứu” để đưa người dân về nước, theo bà Trang, cũng không làm thay đổi thực tế rằng quyền tự do trở về đã bị vi phạm. Bà Trang phân tích, thứ nhất, chỉ một số rất ít người dân có thể trở về trong khi rất nhiều người khác bị kẹt lại ở nước ngoài. Thứ hai, các chuyến bay “giải cứu” này có giá vé cao gấp nhiều lần so với các chuyến bay thương mại thông thường nên không phải ai cũng có khả năng chi trả chi phí đó.

Do đó, bà Trang cho rằng, không có bằng chứng nào cho thấy việc hạn chế quyền trở về của công dân sẽ mang lại hiệu quả trong việc phòng chống dịch. Vì vậy hạn chế quyền này là không hợp lý.

Related posts