Vụ việc xảy ra khi ông K, lái xe từ Quảng Nam ra Đà Nẵng, đậu xe trên đường Quang Trung sai qui định. Ông bị công an phạt nguội, dán thông báo lên kính xe. Ông K bức xúc, đã chụp hình giấy thông báo và đưa lên trang Facebook cá nhân của ông với một câu 20 chữ, nhưng bị cơ quan chức năng cho là xúc phạm Công an Đà Nẵng như sau: “Mấy thèn công an Đà Nẵng khốn nạn, giống như nó đang rình mình vậy ta? Chưa đầy 5 phút!”.
Với dòng đăng tải trên, ông K bị Công an Đà Nẵng ra quyết định xử phạt ông 12,5 triệu đồng về hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Nhiều Facebooker bày tỏ sự cảm thông với ông K, vì có lẽ những ai đã từng đi xe trên đường, bị cảnh sát giao thông phạt do một lỗi lầm nào đó có thể hiểu được nỗi búc xúc của người lái xe khi bị phát hiện và phải nộp tiền phạt cho công an.
“Đây chỉ là lời nói ấm ức của một người bị phạt, có đáng gì đâu!! Chỉ có bọn độc tài mới ăn thua từng lời nói của người dân. Vì chúng tự cho chúng là vua thành ra chúng không chấp nhận người dân xúc phạm đến chúng!!” Facebooker Tuấn Ngô
Facebooker Tuấn Ngô viết “Đây chỉ là lời nói ấm ức của một người bị phạt, có đáng gì đâu!! Chỉ có bọn độc tài mới ăn thua từng lời nói của người dân. Vì chúng tự cho chúng là vua thành ra chúng không chấp nhận người dân xúc phạm đến chúng!!”. Bình luận này được hơn 270 người like.
Một người dân Sài Gòn nhận xét với Đài Á Châu Tự như sau:
“Khi xử lý, công an nó làm hấp tấp, quá nặng tay... Anh ta mới bị phạt lần đầu với số tiền, tức quá. Thay vì nhắc nhở nói là anh ta không hiểu luật. Bây giờ phạt nguội nó có đó, họ đặt ra, nên người dân không phải ai cũng biết đâu. Và người ta bức xúc chưởi thì cũng có lý do, vì công an có bộ phận mà mấy ông lãnh đạo nói, cũng tiêu cực lắm. Mấy ổng còn thừa nhận mà”.
Thêm vào đó, người dân Sài Gòn này nói, báo chí nhà nước, cơ quan chức năng không đưa ra được bằng chứng về độ lan tỏa của status ông K viết, liệu nó có được nhiều người đọc hay không mà phải phạt nặng như vậy? Ông nói:
“Mà đăng ở đây, báo không nói là ở chế độ gì, public hay là cá nhân, bạn bè, bao nhiêu like, bao nhiều comment, vấn đề lan tỏa như thế nào hay là ghi ra rồi nó trôi qua luôn, thì thông tin này người ta không có nói gì hết. Thí dụ, tôi ngồi trong quán, tôi chửi, phản đối, … mức độ nghiệm trọng nói ra, nó không có tác dụng gì. Nên tôi thấy phạt 12,5 triệu nặng quá”.
Ông nói ông không am hiểu về luật nhưng với ông, những tội mà ông K bị cáo buộc, gồm hành vi “đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”, là quá mơ hồ, và không rõ ông K vi phạm chính xác chỗ nào.
Luật Sư Nguyễn Ngọc Lan với hiểu biết về luật cũng nhìn nhận điều này. Cô nói việc ông bị phạt về hành vi của ông K đâu xe sai quy định, và chửi công an trên nguyên tắc là công an đã thi hành đúng luật pháp:
“Đó là theo quy định số 15 năm 2020, là nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, trong đó thì có điều 101 là điều quy định về việc sử dụng mạng xã hội, trong đó cũng đã có quy định rất rõ ràng là phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
Khi mà bạn đưa lên mạng nói về những người khác mà dùng từ như từ ‘khốn nạn’… đấy là ảnh hưởng tác động tới cái danh dự của người khác, đương nhiên là khả năng bị phạt sẽ rất cao, đặc biệt là khi luật an ninh mạng ra đời”.
Tuy nhiên, cô phân tích thêm:
“Có điều như thế này, bởi vì khung phạt đưa ra là 10 triệu – 20 triệu. Tuy nhiên điều mình thấy băn khoăn ở đây là ở mức nào thì xác định là 10 triệu, ở mức nào là đến 20 triệu. Vậy thì xác định ở mức 12,5 triệu dựa trên căn cứ nào? Nếu như chỉ dựa trên đúng một dòng chữ, ‘Mấy thằng công an Đà Nẵng khốn nạn’ liệu nó đã đủ cơ sở, đủ căn cứ để bảo rằng là người đấy bị phạt ở mức 12,5 triệu”?
Nếu như chỉ dựa trên đúng một dòng chữ, ‘Mấy thằng công an Đà Nẵng khốn nạn’ liệu nó đã đủ cơ sở, đủ căn cứ để bảo rằng là người đấy bị phạt ở mức 12,5 triệu”? -Ls Nguyễn Ngọc Lan
Luật sư Lan ghi nhận, với hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, và mức độ nguy hiểm cho xã hội không phải là nghiêm trọng, lượng lan tỏa trên Facebook không nhiều thêm nữa theo báo chí nhà nước ghi lại, tức ông K có sự hối lỗi. Theo Luật sư Lan trong trường những trường hợp như thế thường áp dụng mức thấp nhất.
Luật sư Đặng Đình Mạnh cũng cùng quan điểm, là công an đã quá nặng tay không giải quyết hợp tình hợp lý:
“Chữ ‘khốn nạn’ là một từ cho rằng hành vi của người công an không đàng hoàng…Chuyện này mang ý nghĩ như một phát ngôn bất cẩn do nghĩ rằng xử phạt anh ấy không đúng, không phải sự việc mang tính chất rêu rao, tuyên truyền sự việc đó. Tôi nghĩ chỉ cần nói anh ấy hoặc rút status xuống hoặc xóa bỏ status đó, cần một sự nhắc nhở là đủ chứ anh không nghĩ cần xử lý bằng tiền, nhất là đối với số tiền lớn như vậy”.
Một người dân Sài Gòn khác chia sẻ với Đài Á Châu Tư Do về nghi ngờ đối với chính bản tin do báo chí nhà nước loan đi. Ông viết: “Tụi chính quyền hay làm những tin giả để cộng đồng tưởng thật không dám đăng bài chửi chế độ.”
Luật sư Lan cũng nhận xét là sự kiện có thể có tính ‘cảnh cáo’ người dân và như vậy sẽ đưa đến sự e de phát biển trên mạng:
“Một cái nữa mà nhìn thấy là các câu chuyện như vậy được đưa lên truyền thông nhiều hơn, cái việc đưa lên những chuyện đó chính là nhằm mục đích, để khẳng định với người dân rằng Luật an ninh mạng, các nghị định xử hành chính trong các lĩnh vực đã được áp dụng và cũng là một cái cảnh báo để người dân cẩn trọng hơn trong lời nói của mình, trong hành vi của mình, trong những bài của mình”.
Luật sư Lan nói, những loại tin như vậy, dù là thực hay bịa, sẽ khiến người dân sẽ hạn chế phát ngôn trên mạng nhiều hơn, sẽ cẩn trọng hơn trước khi phát ngôn. Đó có lẽ là mục tiêu của cơ quan chức năng khi phạt nặng với ông K, nhưng cô nói, ngược lại sẽ tạo thêm ức chế trong người dân.
Người đàn ông Sài Gòn đồng tình. Ông nói mức phạt quá nặng chỉ tao thêm khoảng cách giữa người dân và công an nhưng không dập được tiếng nói của người bức xúc:
“Làm cái đó dân người ta ghét, mặc dù làm như thế mấy ông được lợi, vì đó là một số tiền lớn, nhưng đối với dân họ có thể sợ, người ta ghét, nhưng họ sẽ tìm cách khác để nói, mà còn nặng nề hơn”.
Thực tế chứng minh nhận định của người dân Sài Gòn này là đúng.