Việt Nam tăng cường đàn áp trên mạng và ngoài đời trước tang lễ ông Nguyễn Phú Trọng

Từ việc phạt hành chính những người dân bàn luận về cái chết của Tổng bí thư đến việc gia tăng yêu cầu Facebook hạn chế những bài viết trái chiều, Chính phủ Việt Nam gia tăng đàn áp những tiếng nói phản biện trước khi cử hành quốc tang cho ông Nguyễn Phú Trọng.

Bộ 4T yêu cầu Facebook chặn hiển thị bài viết ở Việt Nam

Ngay ngày 19/7, chỉ ít lâu sau khi truyền thông nhà nước Việt Nam công bố người đứng đầu đảng cầm quyền trong 13 năm qua đã qua đời, cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên viết bài mang tựa đề “Tại sao Nguyễn Phú Trọng lại được đặc cách chờ lịch sử phán xét?”.

Trong bài viết trên Facebook cá nhân, người cùng gia đình đang sống lưu vong ở Hoa Kỳ, khẳng định “Không cần chờ đến lịch sử, nhân dân Việt Nam được quyền phán xét ông ngay lập tức.”

Trước đó một ngày, bà cũng viết một bài nhận định về việc ông Tô Lâm phải kiêm nhiệm hai chức sau khi ông Trọng qua đời, trong đó có nhắc lại việc ông này ăn món thịt bò dát vàng tại một nhà hàng sang trọng ở Luân Đôn năm 2021 khi còn làm Bộ trưởng công an.

Ngày 22/7, bà nhận được thông báo bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh từ Facebook về hai bài viết trên với nội dung “Bài viết của bạn không hiển thị tại Việt Nam” vì “Chúng tôi nhận được yêu cầu từ Vietnam Ministry of Information and Communications (Bộ Thông tin và Truyền thông- Bộ 4T- PV) đề nghị hạn chế khả năng tiếp cận bài viết của bạn.”

Đưa ra lời giải thích về quyết định trên với tài khoản của bà Phạm Thanh Nghiên, công ty con của Meta nói đã “đánh giá yêu cầu pháp lý trước khi hành động theo yêu cầu pháp lý hoặc yêu cu ca chính phủ” và đã “tính đến các tác động về nhân quyền.”

Facebook khuyến nghị bà Nghiên liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam nếu có bất kỳ câu hỏi nào.

Bà Phạm Thanh Nghiên cho biết, mạng xã hội Facebook đã chặn tương tác, xoá bài hay đóng tài khoản của bà nhiều lần trong những năm gần đây, thi thoảng có thông báo, nhưng chưa bao giờ thông báo cụ thể và đầy đủ như lần này, đặc biệt là về sự can thiệp của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Người từng bị án bốn năm tù giam sau khi tọa kháng ở nhà với biểu ngữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” cáo buộc công ty của Mỹ từng là diễn đàn để nhiều người ở Việt Nam có thể cất lên tiếng nói trái chiều nhưng nay đã hy sinh nhân quyền để kiếm lợi. Bà Nghiên nói với RFA trong ngày 23/7:

Facebook đã quy hàng tức là chạy theo lợi nhuận và từ bỏ cái cam kết là bảo đảm quyền tự do ngôn luận khi mà kinh doanh ở Việt Nam và họ đã có thể nói rằng là hợp tác thậm chí là thỏa hiệp với lại Đảng Cộng sản Việt Nam để mà kiểm duyệt những trang Facebook của những người bất đồng chính kiến hoặc là kiểm duyệt nội dung những bài có nội dung mà Chính phủ Việt Nam không thích.

Sự việc xảy ra tương tự với nhà báo Lê Trung Khoa ở Đức. Chủ bút của trang Thoibao.de có nhiều bài viết về chính trường Việt Nam, cho biết ngay trong ngày 23/7 mạng xã hội Facebook thông báo không cho hiển thị bốn bài viết của ông về TBT Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam.

Ông nói với RFA trong tin nhắn vào sáng 23/7:

Sáng nay thấy Facebook báo có 4 bài không được hiển thị tại Việt Nam theo yêu cu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Việc thông báo này là mới vì cả năm nay Facebook chỉ lẳng lặng khóa bài ở Việt Nam mà không thông báo gì.” 

Trong báo cáo minh bạch của mạng xã hội có hơn 60 triệu người dùng ở Việt Nam (số liệu năm 2023), Facebook cho biết từ tháng 7 đến tháng 12/2023, công ty có trụ sở chính tại California đã hạn chế quyền truy cập vào hơn 2.300 bài viết, bình luận, nhóm và fanpage ở Việt Nam do báo cáo từ Cục Phát thanh và Thông tin điện tử (ABEI) của Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC) và Bộ Công an (MPS).

Lý do là những bài viết này bị cáo buộc vi phạm luật pháp địa phương về cung cấp thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân theo quy định tại Điều 5.1(d) Nghị định số 72/2013/ND-CP. Các mục còn lại bị hạn chế do bị cáo buộc vi phạm luật pháp địa phương khác.

Phóng viên gửi email tới Bộ Thông tin và Truyền thông để đề nghị xác nhận yêu cầu Facebook không cho bài viết của Phạm Thanh Nghiên hiển thị ở Việt Nam nhưng chưa nhận được câu trả lời.

Chúng tôi cũng gửi email đề nghị công ty Facebook xác nhận đã thực hiện yêu cầu này của phía Việt Nam, tuy nhiên chưa lập tức nhận được phản hồi.

Nhiều Facebooker bị phạt tiền, có người bị công an đánh

Sau khi ông Trọng qua đời, nhiều người dùng ở Việt Nam bày tỏ niềm tiếc thương ông trên mạng xã hội Facebook, bên cạnh đó cũng không ít tiếng nói chỉ trích những việc ông đã làm và chưa làm được trong thời gian ông tại thế.

Song song với đàn áp trực tuyến xuyên biên giới, nhà chức trách Việt Nam trừng phạt những người ở trong nước dám có tiếng nói trái ngược với chế độ.

Truyền thông nhà nước dẫn nguồn từ công an thành phố Hồ Chí Minh đưa tin sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, trong những ngày qua phát hiện một số đối tượng trong và ngoài nước sử dụng tài khoản mạng xã hội để đăng tải những thông tin bị cho “thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc; công kích phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước.”

Báo chí nhà nước cũng đưa tin trong hai ngày 20/7 và 21/7, Phòng Phòng An ninh mạng & Phòng/Chống Tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Công an TP HCM đã áp dụng mức phạt hành chính 7,5 triệu đối với ba người vì đăng tải nhiều bài viết có nội dung nêu trên, và buộc họ viết cam kết không tái phạm.

Về nỗ lực của chính phủ nhằm dập tắt các tiếng nói trái chiều liên quan đến cái chết và di sản của ông Trọng, một nhà hoạt động cho rằng Hà Nội không muốn kịch bản của họ dựng lên bị thất bại ngay từ bắt đầu.

Ông nói với RFA trong điều kiện ẩn danh vì lý do an toàn:

Hà Nội đang dựng kịch bản về ông Trọng như một bác hồ mớinhằm hâm nóng lại giá trị đã cũ nát của Đảng Cộng sản.

Không có cái mất mát nào ca cá nhân hay của chung dân tộc Việt Nam mà không bị cộng sản thao túng thành lợi thế để cai trị. Chính vì vậy, những nỗ lực làm rõ hay vạch mặt ông Trọng và Đảng Cộng sản lúc này trở thành một trọng tội và bị đàn áp dữ dội.”

Một nhà hoạt động khác ở TPHCM không nêu danh tính vì lý do an toàn cho hay, ông vừa bị công an triệu tập lên đồn để làm việc về bài viết trên trang cá nhân bày tỏ sự bất bình về chuyện nhà nước ra lệnh phải “than khóc” đối với ông Trọng ở khắp nơi.

Trong quá trình làm việc, ông cáo buộc một số viên an ninh đã đánh và ép ông phải thừa nhận trang Facebook cùng bài viết của mình nhưng ông phủ nhận và từ chối ký tên. Trước khi cho người này về, công an nói sẽ triệu tập làm việc tiếp.

Related posts